messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0982.873.883
Hỗ trợ tư vấn: 0982.873.883

Chữa đề Nghiệp vụ Tuyển dụng Vietcombank đợt III/2024

Ngân hàng Vietcombank vừa qua đã thông báo đợt tuyển dụng IV năm 2024 với số lượng chỉ tiêu lớn nhất từ đầu năm đến nay - 611 chỉ tiêu. Tuy có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn, nhiều ứng viên vẫn e ngại vì đề Vietcombank những đợt gần đây được nhận định khó hơn và đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Hãy cùng UB Academy điểm qua cách tính điểm vòng thi Nghiệp vụ và các câu tiêu biểu trong đề thi Vietcombank vào đợt III năm 2024 nhé!

>> Thông tin 611 chỉ tiêu tuyển dụng Vietcombank đợt III/2024

1. Cách tính điểm vòng thi Nghiệp vụ ngân hàng Vietcombank

Sau khi qua vòng hồ sơ, ứng viên cần tham gia vòng thi Nghiệp vụ và Tiếng anh. Vòng thi này giúp Hội đồng tuyển dụng đánh giá được năng lực chuyên môn và khả năng thành thạo tiếng Anh của ứng viên. Bài thi Nghiệp vụ có 50 câu hỏi với 45 phút làm bài và bài thi Tiếng Anh có 50 câu hỏi với 45 phút làm bài. Các tính điểm hai vòng thi như sau:

70% điểm Nghiệp vụ + 30% điểm Tiếng Anh

Ví dụ: Nghiệp vụ 70 điểm và Tiếng Anh 30 điểm thì tổng điểm của ứng viên là:

70 * 70% + 30 * 30% = 49 + 9 = 58

Cụ thể tỷ trọng kiến thức phần thi Nghiệp vụ trong đề thi tuyển Vietcombank như sau:

>> Hướng dẫn ôn thi nội dung Sản phẩm Vietcombank

Đối với bài thi Tiếng anh, mặc dù chỉ là những kiến thức cơ bản nhưng theo chia sẻ từ các ứng viên đã thi tuyển, đề thi tiếng Anh của ngân hàng Vietcombank khó ngang với mứci Toeic 800 và Ielts 7.0. Chủ yếu sẽ nặng về từ vựng, ít kiến thức chuyên ngành.

>> Nhận miễn phí Đề tham khảo Vietcombank 2024 

2. Chữa đề các câu tiêu biểu trong đề Vietcombank đợt III/2024

Đề thi Vietcombank đợt III/2024 được nhiều ứng viên nhận định khó hơn cả đề thi đợt II/2024 để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngân hàng này.

>> Review đề Vietcombank đợt II/2024

Một số câu hỏi nổi bật trong đề thi Vietcombank đợt III/2024

1 - Câu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

2 - Đường AD AS cân bằng ở thị trường nào

3 - Câu hỏi hạng thẻ platinum

4 - Câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp Bất động sản

5 - Vốn pháp định

6 - Ghi nhận doanh thu khi nào?

7 - Thân chung cư chưa hoàn thành hạch toán

8 - Đâu là kinh doanh Bất động sản: chuồng heo, khu công nghiệp, nhà ở

9 - Công ty có vốn nước ngoài được kinh doanh Bất động sản như thế nào?

10 - Thẻ Connect24 phát hành năm nào?

11 - 3D secure được dùng khi nào?

12 - Vốn điều lệ và vốn dược cấp được xác định bằng những gì?

13 - Phương thức thanh toán Digital bank

14 - Số lượng thẻ phục

15 - Vietcombank đang phát hành thẻ với công ty lữ hành nào

16 - Hỏi về nguyên tắt vay Tái tài trợ

17 - Thẻ ghi nợ quốc tế có thời hạn bao nhiêu năm?

18 - Vietcombank phát hành thẻ Connect 24 vào năm nào?

19 - Vốn điều lệ và vốn được cấp được xác định bằng những gì?

20 - Cương vị người đi vay thì thích phương án nào?=> kinh tế vĩ mô, lạm phát 

>> Nhận miễn phí Đề tham khảo Vietcombank 2024 

Nhận full record Buổi Chữa đề cùng giảng viên với nhiều câu hỏi thực tế hơn được học viên UB Academy review khi đi thi Vietcombank đợt III/2024

Phần câu hỏi, đáp án và giải thích một số câu

Câu 1: Đâu không phải là ngành nghề sản xuất kinh doanh có điều kiện?

A. Xuất khẩu gạo

B. Vận tải đường bộ

C. Thương mại vận chuyển (taxi, xe máy ...)

D. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Giải thích:  Nguồn

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm:

Xuất khẩu gạo (Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Điều 4, 16, 17, 18 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP)

Vận tải, xe khách (Phải có Giấy phép kinh doanh vận tải, xe khách theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014)

Chế biến thức ăn chăn nuôi (Phải có Giấy cấp phép kinh doanh sản xuất/chế biến thức ăn chăn nuôi, nhiều chứng chỉ khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/04/2017). Chỉ có Thương mại vận chuyển (tức mua đi bán lại taxi, xe máy ...) là không.

Câu 2: Đường AD & đường AS sẽ cân bằng tại thị trường nào?

A. Thị trường hàng hoá

B. Thị trường tiền tệ

C. Thị trường lao động

D. Thị trường vốn vay

Giải thích:

Đường AD và đường AS đều đại diện cho mức độ cân bằng giữa cung và cầu ở thị trường. Sự cân bằng giữa cung và cầu được xác định bởi giá của hàng hoá và dịch vụ trong thị trường đó.

Câu 3: Hình thức nào sau đây không phải vay để kinh doanh bất động sản?

A. Vay để xây nhà cho thuê

B. Vay để xây chuồng heo

C. Vay để xây nhà tập thể không nóc

D. Không có hình thức nào

Giải thích: Theo Khoản 1, Điều 107. Bất động sản và động sản thuộc Bộ luật dân sự 2015. 

Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cả a, b, c đều là bất động sản. Kể cả b) Chuồng heo bản chất vẫn là bất động sản vì là công trình xây dựng gắn liền với đất đai

→ Bất động sản chỉ những công trình, nhà, nhà tạm..., không thể di dời được, khi gắn liền với đất thì là bất động sản.

Câu 4: Đâu là yếu tố đầu tiên phải xem xét khi cho vay?

A. Pháp lý

B. Tài chính

C. Tài sản bảo đảm

D. Mục đích vay vốn

Giải thích:

Nguyên tắc thẩm định 5C trong ngân hàng được áp dụng để đánh giá tính khả thi của việc cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng cụ thể. Các yếu tố 5C trong thẩm định cho vay của ngân hàng bao gồm:

  • Pháp lý Khách hàng (Customer): Đánh giá khả năng của khách hàng trả nợ, bao gồm lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản và năng lực tài chính.

  • Hồ sơ (Character): Đánh giá tính cách, đạo đức và thái độ trả nợ của khách hàng, thông qua các thông tin như hồ sơ tín dụng, lịch sử tài khoản ngân hàng và thái độ trả lời câu hỏi của khách hàng.

  • Khả năng trả nợ (Capacity): Đánh giá khả năng của khách hàng trả nợ dựa trên tổng thu nhập, chi phí, dư nợ và số lượng khoản vay khác.

  • Tài sản thế chấp (Collateral): Đánh giá giá trị và tính thanh khoản của tài sản được thế chấp để bảo đảm khoản vay.

  • Điều kiện (Conditions): Đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khách hàng và ngành công nghiệp, bao gồm thị trường, chu kỳ kinh tế, và chính sách tài chính.

Đánh giá 5C giúp ngân hàng đánh giá tính khả thi của việc cho vay, từ đó quyết định về mức độ cho vay, lãi suất và thời hạn vay phù hợp với khách hàng.

Câu 5: Cương vị người đi vay thì thích phương án nào?

A. Lãi suất danh nghĩa 5%, lạm phát 1% => ls thực = 4%

B. Lãi suất danh nghĩa 20%, lạm phát 25% => -5%

C. Lãi suất danh nghĩa 7%, lạm phát 3% => 4%

D. Lãi suất danh nghĩa 15%, lạm phát 14% = 1%

Giải thích: 

Công thức: Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát

  • Trường hợp lãi suất vay 5% và tỉ lệ lạm phát 1%: Lãi suất thực tế là 4%

  • Trường hợp lãi suất vay 15% và tỉ lệ lạm phát 14%: Lãi suất thực tế là 1%

  • Trường hợp lãi suất vay 12% và tỉ lệ lạm phát 7%: Lãi suất thực tế là 5%

  • Trường hợp lãi suất vay 25% và tỉ lệ lạm phát 19%: Lãi suất thực tế là 6%

Từ các tính toán trên, trường hợp người đi vay thích nhất là khi lãi suất vay là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%, vì lãi suất thực tế sau khi điều chỉnh cho lạm phát chỉ là 1%, thấp nhất trong tất cả các trường hợp. 

Nhận full record Buổi Chữa đề cùng giảng viên với nhiều câu hỏi thực tế hơn được học viên UB Academy review khi đi thi Vietcombank đợt III/2024

3. Lộ trình ôn thi cam kết đậu đến vòng cuối 

Tuy đề được đánh giá khó, các học học viên của UB Academy đều tự tin với phần bài làm của mình sau khi thi vì đã được ôn luyện đúng trọng tâm các kiến thức có trong đề. 85% học viên UB Academy đã đỗ vào ngân hàng mơ ước sau khi học khoá Luyện thi Ngân hàng. Tìm hiểu ngay:

UB Academy thiết kế khoá học Luyện thi Ngân hàng theo phương pháp 3Ts tối ưu đáp ứng các cấp độ tư duy: Hiểu - Ghi nhớ - Vận dụng, dựa trên các tiêu chí Vững nghiệp vụ - Hiểu thực tế - Làm hiệu quả. Khoá học hệ thống hoá kiến thức và đa dạng hình thức học giúp bạn nắm rõ các đơn vị kiến thức quan trọng và tự tin áp dụng trong kì thi.

Chuyên đề 1: E-learning kiến thức Ngân hàng nền tảng giúp học viên hệ thống hoá kiến thức trọng tâm cần học ở phần Hiểu biết chung, Pháp lý ngân hàng, Nghiệp vụ Tín dụng, Tài chính doanh nghiệp, Kinh tế học và các kiến thức bổ trợ khác. 

Chuyên đề 2: Học tương tác tích luỹ kinh nghiệm cùng chuyên gia với các chuyên đề hàng tuần cung cấp kinh nghiệm thực tế của giảng viên ở cấp quản lý của ngân hàng, giúp học viên tự tin trả lời những câu hỏi thực tế trong vòng phỏng vấn và thích nghi tốt hơn trong công việc sau này. Các chủ đề tiêu biểu Hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng, Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, Quản trị rủi ro nghề nghiệp, Xây dựng kế hoạch công việc (KPI và các nỗi sợ hãi), Hoà nhập văn hoá (xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp),... Đặc biệt, cập nhật mới nhất các xu hướng phát triển trong tương lai cả về văn hoá và sản phẩm.

Chuyên đề 3: Tăng tốc về đích cùng Ngân hàng mục tiêu. Nội dung được xây dựng dựa trên đặc thù đề thi của mỗi ngân hàng và phần luyện đề dựa trên tỉ trọng kiến thức quy định bởi ngân hàng đó. Đối với ngân hàng Vietcombank, kiến thức sản phẩm Vietcombank là đặc thù của riêng kì thi tuyển Viecombank và sẽ được kiểm tra trong phần thi trắc nghiệm vòng 1 và phỏng vấn vòng 2. Vì vậy trong chuyên đề 3, UB Academy đã tổng hợp tất cả các điểm kiến thức cần nắm về sản phẩm Vietcombank cho bạn và tạo cơ hội để bạn thực hành thông qua các đề thi tham khảo có điểm kiến thức đó.

>> Xem thêm: Phương pháp 3T luyện thi ngân hàng đỉnh cao