messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0982.873.883
Hỗ trợ tư vấn: 0982.873.883

Tìm hiểu vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank

Kế toán/Giao dịch viên là vị trí thường xuyên được ngân hàng Vietcombank tuyển dụng với số lượng chỉ tiêu lớn. Cùng UB Academy tìm hiểu Mô tả công việc, Lộ trình thăng tiến và Lương thưởng của vị trí này nhé!

>> Xem thêm: Thông tin ngân hàng Vietcombank tuyển dụng đợt 6/2024 với 371 chỉ tiêu 

>> Xem thêm: Review đề thi Vietcombank đợt 3/2024

1. Mô tả công việc vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank

Kế toán/ Giao dịch viên là cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giải quyết các yêu cầu của khách hàng và hỗ trợ cũng như thực hiện các công việc khác trong thẩm quyền với mục đích đảm bảo yêu cầu của khách được thực hiện đúng, và đưa lại thiện cảm, ấn tượng và cảm xúc tốt của khách hàng về Ngân hàng.

Một số nghiệp vụ thường gặp của Kế toán/ Giao dịch viên có thể kể đến như gửi, rút tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản thanh toán/thẻ; tư vấn các gói gửi tiết kiệm, lãi suất… cho khách hàng. Trước đây Kế toán/ Giao dịch viên thường được giao cho cán bộ nữ, nhưng càng về sau này, vị trí này đã và đang có sự xuất hiện của nhiều cán bộ nam hơn. 

Mô tả công việc chung của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank

  • Giao dịch tài chính: Kế toán/ Giao dịch viên thực hiện các giao dịch tài chính cho khách hàng và giao dịch nội bộ bao gồm: mở tài khoản, rút/gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, giải ngân, thu nợ, tất toán khoản vay…

  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giải quyết thắc mắc và cung cấp thông tin liên quan.

  • Kiểm soát tiền mặt: Kế toán/ Giao dịch viên quản lý và kiểm soát tiền mặt trong quầy giao dịch, đảm bảo số tiền luôn khớp đúng trên sổ sách và hệ thống, đồng thời hoàn trả tiền thừa cho khách hàng (nếu có).

  • Đối ứng với thủ tục và quy định: Kế toán/ Giao dịch viên phải tuân thủ các quy định, thủ tục và chính sách của ngân hàng mình nói riêng và ngân hàng nhà nước nói chung để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ, đồng thời hạn chế, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro kho quỹ.

  • Báo cáo và ghi chép: Kế toán/ Giao dịch viên thường phải lập báo cáo về các giao dịch đã thực hiện, kiểm tra tính chính xác, ghi chép và theo dõi các chứng từ liên quan.

  • Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài: Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ. Hỗ trợ hậu mãi khách hàng sau bán nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy khách hàng sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ khác hoặc giới thiệu thêm các khách hàng mới.

2. Các nghiệp vụ ngân hàng của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank

Cán bộ Kế toán/ Giao dịch viên phải am hiểu các kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ và có nhiều kỹ năng khác nhằm thực hiện công việc linh hoạt và trôi chảy. Một Cán bộ Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được 5 mảng nghiệp vụ cơ bản như sau:

1- Giao dịch Tài khoản: Trong hệ thống giao dịch, Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm rõ khá nhiều các loại tài khoản cơ bản, bao gồm:

  • Tài khoản tiền gửi: Bao gồm Tiền gửi không kỳ hạn (Tài khoản thanh toán hoặc Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn) & Tiền gửi có kỳ hạn (gồm các SP Tiết kiệm thông thường, TK thả nổi, TK cho con,… và các Giấy tờ có giá cơ bản như Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi..)

  • Tài khoản tiền vay

  • Các loại tài khoản khác như Tài khoản ký quỹ, Tài khoản chuyên chi, chuyên thu,

  • Tài khoản trung gian…

Quy trình cơ bản như: 

  • Quy trình liên quan đến mở Tài khoản KHCN, KHDN;

  • Quy trình mở sổ tiết kiệm

  • Quy trình nộp/rút tiền;

  • Quy trình truy vấn/phong tỏa tài khoản,…

2 - Giao dịch Thẻ: Với các giao dịch Thẻ, Giao dịch viên cần nắm được các thông tin cơ bản, gồm: 3 loại thẻ là Thẻ ghi nợ (Debit), Thẻ trả trước (Prepaid) và Thẻ tín dụng (Credit).

  • Thẻ ghi nợ là SP thẻ tiêu tiền trong phạm vi số tiền đã có trong tài khoản

  • Thẻ trả trước là SP thẻ theo đó KH số tiền đang có trong thẻ. Nếu sử dụng hết tiền trong thẻ thì phải chuyển thêm tiền vào thẻ này. Thẻ này hoàn toàn cách ly với tài khoản thanh toán ngân hàng của của khách hàng. Loại thẻ này giống với các loại thẻ cào điện thoại.

  • Thẻ tín dụng là thẻ tiêu trước trả sau, miễn lãi tối đa 45 ngày (về bản chất đây là 1 khoản vay)

3 - Giao dịch thanh toán: Thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản. Với các giao dịch thanh toán, về tổng thể Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được các nghiệp vụ cơ bản gồm:

  • Các phương thức thanh toán trong nước: Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm Thu; Thẻ; Séc

  • Quy trình chuyển tiền/nhận tiền đến trong nước

  • Các phương thức thanh toán quốc tế: Điện chuyển tiền TTR, Nhờ thu, L/C, C.A.D

4 - Giao dịch Ngân quỹ: Các kiến thức nghiệp vụ về Giao dịch Ngân quỹ phục vụ cho Kế toán/ Giao dịch viên nắm được các giao dịch tiền mặt giữa: Kế toán/ Giao dịch viên & CV Kho quỹ; Kế toán/ Giao dịch viên và Khách hàng trong các giao dịch gửi tiền, chuyển tiền,…; giữa chi nhánh A và chi nhánh B hoặc giữa Chi nhánh & các PGD,... Theo đó, Kế toán/ Giao dịch viên cần nắm được Quy trình kiểm đếm tiền, xử lý tiền thừa/giả, cách thức bó tiền,... cũng như các lưu ý, quy tắc trong giao dịch tiền mặt (Ví dụ Kế toán/ Giao dịch viên phải nhận tiền trước khi thực hiện thao tác nghiệp vụ, cách thức xử lý tiền giả khéo léo,…)

5 - Giao dịch mua bán ngoại tệ/kiều hối: Nghiệp vụ giao dịch mua bán ngoại tệ/kiều hối là nghiệp vụ tương đối cơ bản trong nhóm nghiệp vụ cần thực hiện. Theo đó, cần nắm được Đối tượng được phép giao dịch ngoại tệ, Tỷ giá tham chiếu, cũng như Cách thức hạch toán giao dịch,..

Các nghiệp vụ ngân hàng và sản phẩm Vietcombank sẽ được giới thiệu và giảng dạy chi tiết trong khoá học Luyện thi Vietcombank của UB Academy. Khoá học đã giúp 85% học viên đỗ Vietcombank với CAM KẾT ĐỖ VÒNG 1 khi học viên bám sát chương trình học.

>> Xem thêm: Thông tin khoá học Luyện thi Vietcombank

3. Lộ trình thăng tiến của vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại Ngân hàng Vietcombank

Kế toán/ Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank được cho là một vị trí đầy tính cạnh tranh và tương đối dễ bị đào thải. Nếu như bạn “trụ vững” được ở vị trí này thì cơ hội thăng tiến luôn chào đón. Nếu bạn thường xuyên hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra và là giao dịch viên xuất sắc, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí Kiểm soát viên/Trưởng nhóm. Lộ trình thăng tiến của Kế toán/ Giao dịch viên được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.

0 – 1 năm đầu tiên: Kế toán/ Giao dịch viên

1 – 3 năm: Kiểm soát viên

3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng

5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành

7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh

9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Thực tế, trong quá trình công tác, Kế toán/ Giao dịch viên có sự điều chuyển sang các vị trí như CV Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, CVQHKH, CV Thanh toán quốc tế, Hành chính nhân sự,… Việc này sẽ tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân.

4. Lương thưởng vị trí Kế toán/ Giao dịch viên tại ngân hàng Vietcombank

Lương ngân hàng Vietcombank ở vị trí Kế toán/ Giao dịch viên có thể lên đến khoảng 7 – 8 triệu/ tháng. Ngoài những điều ấy ra bạn có thể nhận được thưởng theo chỉ tiêu kinh doanh mà phòng và chi nhánh đã đặt ra cho bạn. 

Trung bình một Kế toán/ Giao dịch viên tại Vietcombank một tháng sẽ có thu nhập rơi vào khoảng 10.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.

>> Xem thêm: Thông tin ngân hàng Vietcombank tuyển dụng đợt 6/2024 với 371 chỉ tiêu 

UB Academy đồng hạnh cùng bạn trên hành trình trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để sẵn sàng ứng tuyển khi các ngân hàng tuyển dụng với CAM KẾT ĐỖ VÒNG 1 KHI THEO SÁT LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO. 85% học viên UB Academy đã đỗ vào các Ngân hàng mơ ước, còn bạn thì sao?

>> Xem thêm: Khoá học Luyện thi Ngân hàng với phương pháp học tập 3T