Có thể bạn sẽ quan tâm
CẬP NHẬT ĐIỂM MỚI TRONG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 2024
Đợt tuyển dụng công chức 2024 tạo cơ hội cho ứng viên với số chỉ tiêu tuyển dụng lớn nhưng cũng nhiều điểm cập nhật mới cần ứng viên phải nắm!
- I. BỘ TÀI CHÍNH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 2024
- 1. Tổng cục Thuế tuyển dụng 1001 chỉ tiêu toàn quốc
- 2. Kho bạc nhà nước tuyển dụng 601 chỉ tiêu toàn quốc
- II. CẬP NHẬT ĐIỂM MỚI TRONG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 2024
- 1. Tổng cục Thuế và Kho bạc nhà nước chấp nhận nhóm ngành Luật
- 2. Chỉ tiêu khu vực miền Nam tăng đột biến
- 3. Kết thúc chuỗi tuyển dụng liên tục từ 2020 đến 2024
- 4. Bắt đầu kì thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức từ tháng 7/2024
I. BỘ TÀI CHÍNH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 2024
1. Tổng cục Thuế tuyển dụng 1001 chỉ tiêu toàn quốc
>> Xem ngay chỉ tiêu tại: Chỉ tiêu tuyển dụng công chức Thuế 2024
2. Kho bạc nhà nước tuyển dụng 601 chỉ tiêu toàn quốc
>> Xem ngay chỉ tiêu tại: Kho bạc nhà nước chính thức công bố kế hoạch tuyển dụng 2024
II. CẬP NHẬT ĐIỂM MỚI TRONG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 2024
1. Tổng cục Thuế và Kho bạc nhà nước chấp nhận nhóm ngành Luật
Theo công văn mới nhất về kế hoạch tuyển dụng 2024, Tổng cục Thuế và Kho bạc nhà nước đều chấp nhận ngành Luật ở vị trí Chuyên viên nghiệp vụ, trong khi trước đó từ năm 2022 không tuyển ngành Luật gây nhiều tiếc nuối cho ứng viên đã chuẩn bị ôn tập kĩ lưỡng. Cụ thể:
Đối với Chuyên viên nghiệp vụ - Kho bạc nhà nước yêu cầu: Có bằng tốt nghiệp đại học (cử nhân) hoặc sau đại học trong đó có tên ngành/ chuyên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc trên bảng điểm có một trong các cụm từ sau: Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Hành chính, Luật Thương mại, Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Tín dụng, Đầu tư, Ngân sách, Thuế, Hải quan, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh.
Đối với Chuyên viên nghiệp vụ - Tổng cục Thuế yêu cầu: (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên) gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
-
Ngành hoặc chuyên ngành Luật, Luật học về kinh tế gồm: Luật, Luật học, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc , Luật Kinh doanh (Không bao gồm các ngành/chuyên ngành đào tạo: Quản trị Luật, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật tư pháp)
-
Thuế, Thuế - Hải quan, Hải quan; Kế toán, Kế toán - Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán công, Kiểm toán; Tài chính, Tài chính - Ngân hàng, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính kế toán, Tài chính quốc tế; Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế học, Kinh tế ngoại thương, Kinh tế phát triển, Kinh tế và thương mại quốc tế, Kinh tế vận tải biển, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế Quốc tế, Marketing; Ngân hàng, Ngoại Thương, Quản lý kinh doanh, Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị thương mại, Thương mại điện tử, Thương mại đối ngoại, Thương mại quốc tế, Thống kê kinh tế, Thống kê kinh doanh; Quản lý công, Quản trị nhân lực.(Không bao gồm các ngành/chuyên ngành đào tạo: Toán kinh tế, Toán Tài chính, Tiếng anh thương mại, Tiếng Anh tài chính, Tiếng Trung thương mại)
2. Chỉ tiêu khu vực miền Nam tăng đột biến
Từ 1/8/2023, TP.HCM được phê duyệt triển khai các cơ chế đặc thù cho việc phát triển khu vực trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc phát triển khu vực TP.HCM là mục tiêu quan trọng, bởi nền kinh tế TP.HCM có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tê các vùng lân cận và sự phát triển của toàn quốc. Bởi vậy, với việc triển khai các cơ chế thúc đẩy phát triển, đi kèm với việc các bộ máy hành chính cần số lượng lớn nhân sự đáp ứng cho các hoạt động hỗ trợ liên quan. Có thể thấy, chỉ tiêu Kho bạc nhà nước khu vực miền Nam lớn gấp ~3 lần chỉ tiêu khu vực miền Bắc, 444 chỉ tiêu so với 157 chỉ tiêu. Tương tự với tổng cục Thuế, chỉ tiêu khu vực miền Nam chiếm ~63% tổng chỉ tiêu toàn quốc.
3. Kết thúc chuỗi tuyển dụng liên tục từ 2020 đến 2024
Trước năm 2020, các cơ quan nhà nước thường rất hiếm tuyển dụng công chức công khai liên tục, thường khoảng 4-5 năm mới có 1 đợt tuyển dụng tập trung. Đây là điều dễ hiểu bởi việc tuyển dụng cần phải phụ thuộc vào biến động nhân sự, có biến động nhiều mới có tuyển dụng nhiều. Các năm đầu 2000s ngành công chức vẫn là 1 ngành "hot" với mác ổn định, phù hợp với tâm lí ngại thay đổi của thế hệ trước. Tuy nhiên, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, với các chính sách mở cửa toàn cầu, thị trường việc làm dần có những công việc hấp dẫn hơn, với mức thu nhập có khả năng gấp nhiều lần cán bộ công chức, khiến làn sóng nhảy việc tăng đáng kể ở các cơ quan nhà nước. Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, toàn quốc có 39.500 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc hoặc chuyển sang khu vực tư; trong đó có hơn 4.000 công chức và hơn 35.000 viên chức. Tỷ lệ nghỉ ở Trung ương là 18% và địa phương 82%. Con số này tạo lên áp lực rất lớn đối với các cơ quan khi khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi việc tuyển dụng số lượng lớn bù đắp con số thiếu hụt. Bên cạnh đó, việc phân công cán bộ công chức đi các chi cục huyện, xã xa gia đình cũng khiến lượng lớn cán bộ đã vượt qua vòng thi nhưng không nhận việc. Và để hạn chế việc tuyển dụng liên tục gây tốn kém, năm 2024, Tổng cục Thuế và Kho bạc nhà nước đã tổng hợp chỉ tiêu tuyển dụng đến 2026 để triển khai tuyển dụng trong năm nay. Vì vậy, rất có thể đây sẽ là đợt tuyển kết thúc chuỗi "liên tục" tuyển dụng từ cơ quan nhà nước.
4. Bắt đầu kì thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức từ tháng 7/2024
Ngày 01/02/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ban hành Quyết định số 69/2024/QĐ-BNV của về việc ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024.
Theo đó, Kế hoạch ban hành nhằm mục đích kiểm định chất lượng đầu vào công chức để đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào được tổ chức vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm, thay thế hoàn toàn cho kỳ thi vòng 1 công chức các đơn vị, dựa trên những mục tiêu sau:
Thứ nhất, tạo nguồn tuyển dụng lớn từ những thí sinh đạt kết quả kiểm định trong phạm vi cả nước thay vì giới hạn từ các thí sinh đạt kết quả thi vòng 1 trong mỗi kỳ tuyển dụng do bộ, ngành, địa phương tổ chức, từ đó cơ quan tuyển dụng công chức có điều kiện lựa chọn những thí sinh có năng lực cao, phù hợp tham gia kỳ thi tuyển (vòng 2 - thi môn nghiệp vụ chuyên ngành) để trở thành công chức. Mặt khác, nguồn dự tuyển công chức luôn có tính chủ động từ các thí sinh đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức thay vì phụ thuộc vào nguồn dự tuyển từ thông báo và kết quả thi vòng 1 do bộ, ngành, địa phương tổ chức.
Thứ hai, giảm chi phí trong tổ chức tuyển dụng công chức do các bộ, ngành, địa phương không phải chi kinh phí trả cho những cơ quan, tổ chức có điều kiện, năng lực xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức chấm thi cũng như thuê cơ sở vật chất để tổ chức thi vòng 1 như hiện nay. Mặt khác, do kết quả thi vòng 1 chỉ có giá trị để xem xét thí sinh được tham gia thi vòng 2 trong một kỳ thi tuyển dụng công chức, nên khi tổ chức kỳ tuyển dụng mới lại phải tổ chức thi vòng 1 với quy trình và chi phí như đã nêu.
Thứ ba, rút ngắn thời gian tuyển dụng công chức. Thực tế tuyển dụng công chức ở nhiều địa phương cho thấy, từ khi được phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức và đề án tuyển dụng công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức thi vòng 1 đến tổ chức thi vòng 2 có kết quả phải chờ trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng.
Thứ tư, tăng tính chuyên nghiệp trong việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức do một đơn vị chuyên nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi và tổ chức thực hiện. Nhờ đó nâng cao chất lượng tuyển dụng, khắc phục tình trạng nội dung các câu hỏi thi kiến thức chung (vòng 1), hiện nay chủ yếu là nội dung các quy định của pháp luật đòi hỏi trí nhớ máy móc bằng cách đa dạng hóa nội dung các câu hỏi và chú trọng kiểm tra năng lực tư duy khoa học, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và tiềm năng thực thi công vụ.
Thứ năm, bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng thông qua việc thông báo công khai về các kỳ kiểm định trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và Trang Thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức chậm nhất 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Từ đó, tạo khả năng thu hút được những người có tài năng vào nền công vụ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của từng bộ, ngành, địa phương và của cả nước.
Thứ sáu, thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ tăng tính khách quan trong việc lựa chọn các ứng viên có năng lực, nền tảng cơ bản trước khi được đánh giá về năng lực chuyên môn theo yêu cầu vị trí việc làm; đồng thời tạo áp lực đối với thí sinh dự thi cần phải chú ý học hỏi, bổ sung kiến thức, kỹ năng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thí sinh dự thi công chức. Hơn nữa, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức tạo điều kiện nâng cao chất lượng của việc thi tuyển vòng 2 (thi chuyên môn, nghiệp vụ) thông qua sàng lọc của vòng kiểm định theo mức kết quả đạt được để cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định số ứng viên tham gia thi vòng 2, từ đó có điều kiện thực hiện hình thức thi phỏng vấn hoặc kết hợp phỏng vấn và viết.
Tuy nhiên, đối với kì thi công chức Thuế và Kho bạc năm 2024, việc tổ chức thi nhanh chóng được hiểu 2 đơn vị này vẫn giữ hình thức thi 2 vòng như cũ.
>> Xem thêm: Quy trình thi tuyển Công chức ngành Thuế 2024
UB Academy đồng hành cùng ứng viên trên con đường sự nghiệp mơ ước.
Để có thể ôn luyện đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo Khóa luyện thi công chức nhà nước do UB Academy trực tiếp tổ chức.
Kết thúc khoá học, học viên sẽ đạt được điều gì?
-
Nắm vững kiến thức thi, đảm bảo 100% ứng viên vượt qua Vòng 1 và điểm số cạnh tranh ở Vòng 2
-
Luyện đề bám sát đề thi thực tế, luyện những bộ đề CHẮC CHẮN SẼ GẶP trong kỳ thi;
-
Vượt qua được mức điểm liệt;
Đăng ký tư vấn để UB Academy có thể tư vấn và xây dựng lộ trình học tập phù hợp với bạn nhất! Cho dù bạn là ai, người mất gốc hay sinh viên chưa có kinh nghiệm, người đi làm nhiều năm quên hết kiến thức!