Sau khi nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi liên quan đến kiến thức, năng lực của bạn; nhà tuyển dụng sẽ muốn “thăm dò” mong muốn của bạn ở công việc này. Vậy nên, họ sẽ hỏi bạn một câu đại ý là “Bạn muốn mức lương bao nhiêu?”. Đây là một câu hỏi ngắn, nhưng rất khó trả lời. Bạn cần có những cái nhìn đa diện hơn về câu hỏi này, trước khi đưa ra câu trả lười cuối cùng của mình. Hãy tham khảo một số bí kíp do UB Academy tổng hợp dưới đây.
Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi “Bạn muốn mức lương bao nhiêu?”, bạn đừng vội trả lời ngay một mức/ con số nào đó.
Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi chi tiết về công việc, nếu bạn chưa hiểu rõ tường tận về công việc tại Ngân hàng này.
Những câu hỏi chi tiết này giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng vì sự nghiêm túc, sắc sảo, quan tâm đến công việc.
Khéo léo hơn bạn có thể gài câu hỏi về mức lương dành cho vị trí này trong quá trình trao đổi phía sau.
Bạn có thể áp dụng thuật “đi đường vòng”, hướng buổi trò chuyện sang một vấn đề. Sau đó khéo léo quay trở lại câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn thật sự chưa nghĩ ra một con số cụ thể, hãy biến câu trả lời thành một cơ hội giới thiệu thêm về định hướng phát triển bản thân của bạn cho nhà tuyển dụng.
“Qua trao đổi với anh chị, tôi thật sự thích môi trường làm việc của công ty cũng như những thử thách cho công việc này. Tôi mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của công ty. Đối với tôi, việc được học hỏi những điều mới ở một môi trường tốt là điều quan trọng nhất. Và tôi nghĩ đây chính là cơ hội dành cho mình. Nếu có thể, anh/ chị vui lòng cho tôi biết mức lương thích hợp ở vị trí này?”
Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ là người đưa ra một mức lương cụ thể. Bạn có thể dựa vào đó để xác định, Ngân hàng này sẵn sàng chi cho bạn khoảng bao nhiêu cho vị trí sắp tới. Từ đó, bạn cân nhắc thêm nên giữ nguyên mức lương đó, hay tăng lên cho phù hợp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp; người thân, trên Internet (các trang tuyển dụng,..) để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
Hãy đưa ra một mức lương bạn cho rằng hợp lý và có lợi cho mình. Đừng bao giờ đưa ra một con số nhất định, hãy đưa “khoảng” lương cao hơn một chút so với mức lương bạn mong muốn.
Bạn hãy đảm bảo rằng, với mức lương bạn đưa ra, bạn đã hài lòng và sẵn sàng cống hiến vì mức lương đó.
Tóm lại, nguyên tắc chủ đạo khi đàm phán lương là: Bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.
Trên đây là 3 mẹo để giúp bạn trả lời phỏng vấn cho câu hỏi “Bạn muốn mức lương bao nhiêu?” từ nhà tuyển dụng, trong buổi phỏng vấn Ngân hàng. Hy vọng bạn đã nắm chắc hơn những tips xử lý khéo léo cho câu hỏi hóc búa này. Chúc bạn deal lương thành công!
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.