Khi những người vay ngân hàng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng thì quy trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ sẽ diễn ra. Trước khi ngân hàng quyết định cho vay thì Những người vay này đều đã phải sử dụng tài sản của mình để đảm bảo. Vậy ngay trong bài viết ngày hôm nay thì UB Academy sẽ chia sẻ cho các bạn cụ thể về quy trình này nhé.
Trước khi tìm hiểu về quy trình xử lý tài sản đảm bảo thì bạn cần nắm rõ về những trường hợp cụ thể sẽ bị đưa vào danh sách xử lý này.
Theo như Điều 299 BLHS 2015 và Điều 56 Nghị định 163/2006/ NĐ-CP thì các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo sẽ được quy định như sau:
Nắm rõ về các trường hợp và quy trình xử lý tài sản đảm bảo
Nếu như bên vay nằm trong số những trường hợp bắt buộc phải xử lý tài sản đảm bảo thì có thể sẽ nằm trong một trong số các phương thức xử lý tài sản cầm cố và thế chấp như sau:
Theo như khoản 2 của Điều 52 nghị định 21/2021/ NĐ-CP thì sẽ xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận dưới phương thức bán đấu giá với trường hợp:
Đối với trường hợp không có thỏa thuận thì việc bán đấu giá tài sản này sẽ được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản. Hình thức bán đấu giá này chính là phương thức đảm bảo tính khách quan cũng như đáp ứng được lợi ích của cả hai bên.
Để có thể xác lập được giao dịch này thành công thì các bên đã phải có thỏa thuận liên quan đến việc bán đấu giá. Trường hợp này chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ngoài ra thì nhiệm vụ ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá sẽ là của bên đảm bảo hoặc bên nhận đảm bảo.
Theo như khoản 2 Điều 304 Bộ luật dân sự 2015 thì đã quy định rõ về bên nhận đảm bảo tự có quyền bán tài sản cầm cố thế chấp dựa trên quy định bán tài sản trong bộ luật này như sau:
Tiếp tục dựa trên điều 305 của Bộ luật dân sự 2015 thì bên nhận đảm bảo sẽ có thêm cả quyền nhận chính tài sản bảo đảm. Nếu như việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm khi có thỏa thuận và xác lập giao dịch không thành công thì sẽ có quy trình này để thay thế. Khi bên đảm bảo đã đồng ý bằng văn bản thì việc nhận chính tài sản đảm bảo mới được phép thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra nếu như tài sản đảm bảo lại có giá trị lớn hơn so với nghĩa vụ được đảm bảo thì số tiền chênh lệch đó sẽ phải được thanh toán cho bên bảo đảm. Trong trường hợp còn lại nếu như tài sản lại nhỏ hơn so với giá trị nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán sẽ trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
Sau khi đã tìm hiểu về những trường hợp sẽ bị xử lý tài sản đảm bảo cũng như những phương thức thực hiện thì ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về quy trình xử lý tài sản đảm bảo cụ thể như sau:
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình xử lý tài sản đảm bảo sẽ là thông báo về việc xử lý này. Trước khi các bước xử lý tiếp theo chính thức diễn ra thì bên nhận đảm bảo sẽ trực tiếp thông báo về việc này bằng văn bản cho bên đảm bảo cũng như các bên khác. Đương nhiên việc này sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định.
Nếu như tài sản đảm bảo đang dần có nguy cơ bị hư hỏng hoặc giá trị đang bị giảm sút, hay tệ hơn là mất toàn bộ giá trị thì bên nhận đảm bảo sẽ lập tức có quyền xử lý ngay. Về việc này thì bên đảm bảo cũng như các bên nhận đảm bảo khác cũng sẽ nhận được thông báo về việc xử lý.
Đối với trường hợp bên nhận đảm bảo không thông báo về việc xử lý tài sản thì theo quy định bên này sẽ phải bồi thường cho bên bảo đảm cũng như các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Trong một văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ bao gồm có các nội dung như sau:
Giai đoạn tiếp theo trong quy trình xử lý tài sản đảm bảo đó là người đang giữ tài sản sẽ phải có nghĩa vụ buộc phải trao tài sản này cho bên nhận đảm bảo. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ghi rõ tại Điều 299 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Nếu như phía giữ tài sản đảm bảo lại không chấp nhận giao tài sản thì Tòa án sẽ vào cuộc để giải quyết (do bên nhận bảo đảm yêu cầu), trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Tại quy trình xử lý tài sản đảm bảo thì sẽ được quy định rõ ràng tại điều 303. Như chúng tôi đã nói ở trên thì bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thì sẽ có quyền được thỏa thuận các phương thức khác nhau như:
Còn lại trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì pháp luật đã quy định rõ tại khoản 1 Điều này.
Giai đoạn cuối cùng trong quy trình thu giữ tài sản bảo đảm sẽ là thanh toán số tiền và đã được pháp luật quy định rõ trong Điều 307 của Bộ luật dân sự năm 2015:
Như vậy qua bài viết trên thì UB Academy đã chia sẻ đến các bạn về quy trình xử lý tài sản đảm bảo trong Ngân hàng TMCP đầy đủ nhất. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về mảng kiến thức này này. Đừng quên đồng hành cùng UB Academy và Diễn đàn U&Banktrong thời gian sắp tới để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về tài chính.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.