Tiếp nối bài về Tài sản đảm bảo và những rủi ro kỳ trước, UB Academy biên soạn và gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về rủi ro tài sản đảm bảo là Hàng tồn kho trong bài viết kỳ này. Với các doanh nghiệp; hàng hóa tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp vay vốn thường phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Tuy nhiên, tài sản của các cá nhân trong doanh nghiệp hầu như không đủ để đảm bảo cho khoản vay mà doanh nghiệp cần. Do đó, Doanh nghiệp phải cầm cố/thế chấp các tài sản của chính doanh nghiệp cho các TCTD để vay vốn.
Luân chuyển hàng hóa là khái niệm chỉ sự di chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác bằng sức người hay phương tiện vận chuyển khác như: Tàu xe, máy bay, tàu thủy… nhằm mục đích thương mại như mua bán, lưu trữ, dự trữ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị hoặc doanh nghiệp.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
Trong trường hợp bên thế chấp bán hàng hóa luân chuyển thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Như vậy, các quy định trên đã đương nhiên cho phép bên thế chấp được bán tài sản thế chấp và loại trừ hoàn toàn quyền của bên nhận thế chấp đối với việc thu hồi tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp hợp pháp, dù bị bán trái với thỏa thuận của các bên. Điều này cũng có nghĩa là, bên mua tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển luôn được bảo vệ, không cần biết có ngay tình hay không và dù cho giao dịch thế chấp có hay không được công chứng, chứng thực và đăng ký thế chấp. Với những quy định như trên, pháp luật đã mặc nhiên phủ nhận ý chí thỏa thuận của các bên, đồng thời cũng gián tiếp vô hiệu hóa ý nghĩa, tác dụng của cơ chế đăng ký thế chấp tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trên thực tế, để phòng ngừa rủi ro thường xảy ra, bên nhận thế chấp buộc phải tìm nhiều cách ràng buộc thêm. Chẳng hạn, có một số trường hợp về hình thức pháp lý là hợp đồng thế chấp hàng hoá, nhưng nội dung thỏa thuận cụ thể thì lại có một số nội dung giống với hợp đồng cầm cố.
Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trường hợp hàng hóa được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được mô tả theo giá trị tài sản hoặc theo loại hàng hóa. Việc mô tả đối với tài sản bảo đảm là kho hàng còn phải thể hiện được địa chỉ, số hiệu kho (nếu có) hoặc dấu hiệu khác của vị trí kho hàng. Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể là hàng hóa trong kho hoặc là hàng hóa đang tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong các tài sản của doanh nghiệp; TSCĐ thường được thế chấp cho các khoản vay dài hạn khi đầu tư TSCĐ. Do đó, khi vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho Công ty; các tài sản Công ty còn lại để đảm bảo chủ yếu gồm 2 loại: Hàng tồn kho và Phải thu khách hàng. Tuy nhiên, việc nhận thế chấp hàng tồn kho của các Ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn; và những rủi ro dễ gặp của loại tài sản đảm bảo hàng tồn kho này.
Trong đó hàng hóa được để ở kho của Ngân hàng.
Trước đây, hầu hết trong hợp đồng thuê bảo vệ các Ngân hàng thường thỏa thuận là phía Công ty phải thuê và trả tiền thuê; điều này dẫn đến bảo vệ là bảo vệ hàng hóa của công ty; chứ không phải là bảo vệ hàng hóa cho Ngân hàng. Việc xuất nhập hàng hóa gần như bảo vệ không can thiệp; các văn bản ký chỉ là hình thức
Hiện nay, việc này đã được thực hiện tinh vi hơn. Theo đó, Ngân hàng là đơn vị đứng thuê Công ty bảo vệ và chỉ trả tiền theo định kỳ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn là người chi trả khoản tiền thuê này bằng cách chuyển tiền cho Ngân hàng; sau đó Ngân hàng lại chuyển trả cho Công ty bảo vệ.
Theo phương thức này; bên thế chấp (khách hàng vay vốn) ký hợp đồng thế chấp kho hàng cho Ngân hàng; hàng hóa được xác định theo từng thời kỳ là bảng kê và/hoặc chứng từ khác; khách hàng được tự ý sử dụng hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hành lang pháp lý mới về thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đối với Ngân hàng.
Theo khoản 4, điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên thế chấp ”được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền; số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được; tài sản thế chấp hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho; nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
Điều 19 Nghị định 21/2021 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 05 năm 2021 quy định: Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; và kho hàng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được mô tả theo giá trị tài sản hoặc theo loại hàng hóa.
Một trong những nỗi “ám ảnh” của các nhân viên Ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đã có nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra với cán bộ Ngân hàng trong việc kiểm tra tài sản thế chấp khi xác lập hợp đồng thế chấp.
Điều 206, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27-11-2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự) quy định phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật về điều kiện cấp tín dụng cùng với chế tài cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm; tùy theo mức độ thiệt hại về tài sản. “Lỗi” trong quá trình nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể bị coi là vi phạm quy định pháp luật về điều kiện cấp tín dụng.
Trên thực tế; khi có phát sinh tố cáo của bên thứ ba hoặc yêu cầu của cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước liên quan đến khoản vay được bảo đảm bằng hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Ngân hàng luôn bị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm đầu tiên. Cơ quan điều tra thường yêu cầu Ngân hàng cung cấp quy định nội bộ về cho vay; và nhận tài sản bảo đảm của Ngân hàng; các tài liệu và giấy tờ liên quan đến hồ sơ vay; hồ sơ tài sản bảo đảm như tờ trình thẩm định khoản vay; thẩm định tài sản bảo đảm, hồ sơ định giá tài sản bảo đảm, hồ sơ phê duyệt tín dụng…
Đồng thời, cơ quan điều tra thường xác định; khi nhận loại tài sản này thì số lượng và giá trị tài sản có đầy đủ không và chất lượng ra sao. Trước đó, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của các bên (khách hàng, bên bảo đảm) liên quan đến việc thẩm định; và nhận tài sản bảo đảm của nhân viên Ngân hàng. Nếu xác định có sự chênh lệch; nhân viên Ngân hàng rất dễ bị xem là đã vi phạm các quy định về điều kiện cấp tín dụng.
Sẽ là rủi ro lớn cho nhân viên Ngân hàng khi cho vay nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không cẩn trọng; hoặc không am hiểu về loại hàng hóa này.
Trên thực tế; khi các Ngân hàng đã nhận thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; nhất là các loại nông sản như cà phê, gạo, sắn lát…; các loại hàng hóa kim loại như: sắt thép, đồng, nhôm…; thì khối lượng thường lớn, từ vài trăm đến vài nghìn tấn trở lên. Vì vậy, rất khó cân, đo đếm hết được số lượng hàng hóa trong kho.
Việc này cùng với việc xác định chất lượng của lượng hàng khổng lồ là không hề đơn giản; và không khả thi về mặt kinh tế do sẽ rất mất thời gian, chi phí và hàng hóa bị hư hỏng do không có kho chứa trung gian trong quá trình kiểm đếm. Việc xác định chất lượng hàng trong thời gian qua có thể chủ yếu là thẩm định chất lượng ngẫu nhiên của một số lô/bao hàng/cuộn thép bất kỳ.
Chính vì điều này mà trên thực tế; khi một vụ án liên quan đến vi phạm quy định về hoạt động Ngân hàng bị khởi tố; nhân viên Ngân hàng rất dễ bị khởi tố; hoặc trở thành đồng phạm nếu cơ quan điều tra xác định được lượng hàng hóa tồn kho ngay từ đầu đã bị thiếu hụt; không đúng chất lượng và giá trị như được nêu trong hợp đồng thế chấp; và hồ sơ tài sản bảo đảm.
Đôi khi, nhân viên ngân hàng hoàn toàn không cố ý nhưng do áp lực chỉ tiêu cho vay; chưa am hiểu về loại hàng hóa nên đã không thực hiện và/hoặc không thể thực hiện được việc cân đo hàng hóa một cách đầy đủ.
Theo Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành về giao dịch bảo đảm; không đặt ra nghĩa vụ đối với Ngân hàng là phải đảm bảo số lượng; và giá trị hàng hóa nêu trong hợp đồng thế chấp khớp với số lượng và giá trị hàng hóa thực tế được thế chấp. Nếu có sự chênh lệch giữa các con số này; Ngân hàng phải chịu rủi ro về mặt thương mại như đối với mọi giao dịch bảo đảm khác. Chẳng hạn khi tài sản là nhà ở được định giá không đúng với giá trị thực tế. Quy định nội bộ của Ngân hàng có thể đặt ra nghĩa vụ này; những quy định nội bộ đó rõ ràng không phải là văn bản pháp luật.
Điểm d, khoản 2, điều 22, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30-12- 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39) lại đặt ra yêu cầu là quy định nội bộ về cho vay của Ngân hàng phải có nội dung về “việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng”.
Qua nhiều bài học đau đớn và đắt giá đã trải qua trong thời gian qua; một số TCTD đã có những giải pháp nhằm hạn chế trách nhiệm pháp lý của nhân viên Ngân hàng khi xảy ra các vụ lừa đảo xuất phát từ khách hàng vay vốn và thế chấp hàng hóa tồn kho.
Một số Ngân hàng theo quan điểm khi nhận TSBĐ là hàng hóa tồn kho luân chuyển như một hình thức cấp tín dụng tín chấp; nên quy định biện pháp nhận hàng hóa tồn kho luân chuyển chỉ là tài sản bảo đảm bổ sung; nghĩa là tài sản bảo đảm này chỉ nhằm đảm bảo an toàn hơn cho việc thu hồi vốn sau này của Ngân hàng; mà không phải là căn cứ để giải ngân. Do vậy, về nguyên tắc; nếu tài sản nhận bổ sung này bị thiếu hụt so với hợp đồng bảo đảm; hoặc có thủ tục nhận hay quản lý chưa đáp ứng theo quy định pháp luật thì cơ quan chức năng cũng có thể không có cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự của cán bộ tín dụng.
Một số TCTD thì quy định trong chính sách về TSBĐ là hàng tồn kho luân chuyển như sau:
Do vậy, theo đúng tinh thần của Bộ luật dân sự; khách hàng phải chịu trách nhiệm về các hành vi không trung thực của mình. Từ đó, hạn chế được rủi ro các chính nhân viên Ngân hàng trong việc cho vay; và quản lý theo phương thức kho hàng luân chuyển.
Trên đây là thông tin đầy đủ, chi tiết; và mới nhất về rủi ro tài sản đảm bảo hàng tồn kho năm 2021 theo các bộ Luật hiện hành. Hy vọng bạn đã có được cho mình câu trả lời thỏa đáng; cũng như là kinh nghiệm trong việc xử trí tài sản đảm bảo hàng tồn kho. Đây đều là những thông tin, kiến thức nghiệp vụ Ngân hàng mà bất cứ nhân viên Ngân hàng nào cũng nên biết. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin Kiến thức UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật và thảo luận những thông tin mới nhất về ngành Ngân hàng nhé!
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.