Rủi ro là một trong những yếu tố các Ngân hàng và nhân viên Ngân hàng luôn phải đối mặt khi giao dịch với Khách hàng. Vấn đề quan trọng là Ngân hàng và mỗi Nhân viên Ngân hàng phải tự ý thức, nhận biết được rủi ro để có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời. UB Academy gửi các bạn tham khảo bài phân tích về một số cách cơ bản nhận biết rủi ro ngay từ khi mới tiếp cận khách hàng như sau:
Do đó, tùy từng đối tượng mà mình xác định mức rủi ro có thể, từ đó sẽ khai thác nhiều hơn để thẩm định khách hàng.
Điều quan trọng nhất của việc cho vay là đánh giá khả năng thu nhập của khách hàng, bởi vì có thu nhập thì mới có trả nợ được. Mặc dù có thể Khách hàng không chứng minh được thu nhập, nhưng thực tế họ có những công việc ổn định, có thu nhập đều đặn (thậm chí cao, như cho vay nặng lãi, Kinh doanh BĐS tự do,..) thì qua cách khai thác thông tin mình có thể nhận thấy được năng lực và kinh nghiệm, quan hệ, cũng như năng lực tài chính của họ.
Bạn cứ mạnh dạn khai thác, vì thật sự đây là lúc bạn và Khách hàng có cơ hội nói chuyện nhiều nhất và khách hàng cũng rất sẵn lòng trình bày với bạn.
Tuy nhiên, để nhạy bén tìm kẽ hở trong “câu chuyện” của khách hàng thì đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm 1 chút.
Tóm lại, trong bước này, nếu bạn nhận thấy KH là người tỏ vẻ nhiệt tình nói, luôn miệng hứa,… thì nên cẩn trọng, các đối tượng này do tâm sinh lý sợ không vay được nên luôn tìm cách thể hiện, tuy nhiên khi bạn tập trung khai thác thì họ sẽ nhanh xuất hiện điểm yếu đang cố che đậy (đang bị vỡ nợ, đang vay nóng bên ngoài đến hạn phải trả, đang cần tiền gấp,..) Và bạn khôn khéo ra về với những lời hứa chung chung (lưu ý không trả lời thẳng là không đồng ý, vì nếu vậy bạn sẽ nhận được thái độ không thiện chí của khách hàng, đồng thời cũng sẽ làm khó người giới thiệu). Hoặc cách tốt nhất là bạn cứ bảo về xem lại hồ sơ, xin ý kiến Sếp, rồi báo cho người giới thiệu là bạn không thể cho vay khách hàng này. Người giới thiệu sẽ tìm Ngân hàng khác hoặc sẽ báo lại cho khách hàng.
THU NHẬP và KHẢ NĂNG TRẢ NỢ của khách hàng là yếu tố hàng đầu trong việc xem xét cho vay. Tài sản đảm bảo chỉ là thứ yếu, chỉ dùng để phòng hờ khi bạn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ như đã cam kết. Do đó có một số khách hàng dù không có TS vẫn được cho vay hàng trăm tỷ đồng, và ngược lại có người có TS tốt nhưng cũng chỉ được cho vay ở mức giới hạn trong khả năng thu nhập trả nợ.
Tuy nhiên, thông thường với các khách hàng chưa có uy tín trong giao dịch với Ngân hàng thì yêu cầu khách hàng phải có TSĐB cho khoản vay thì mới đồng ý cho vay.
Tài sản đảm bảo thì có nhiều loại, mỗi lại có tính đảm bảo và thanh khoản khác nhau, các cán bộ tín dụng bắt buộc phải nắm vững các loại TS này. Trong đó, riêng mỗi loại TS đều chứa đựng rủi ro của nó. TSĐB càng tốt, thì khả năng thu hồi nợ càng cao do khách hàng buộc phải trả nợ để lấy lại TS này. Và ngược lại, với các TS có độ rủi ro cao, thì NH sẽ lấy TS để bù trừ, hoặc có mất TS đó cũng chẳng sao, nợ cứ từ từ trả.
Dưới đây giới thiệu một số TS thông thường được dùng để đảm bảo và các rủi ro hay gặp đối với mỗi loại TS này.
Bất động sản
Đất đai + Nhà ở
Cái này bất di bất dịch, có tính đảm bảo và thanh khoản ngày càng tốt do người càng ngày càng đông, mà đất thì chả tăng, nên cứ mỗi ngày lại lên giá. Và đất có chủ quyền được chứng nhận bằng các giấy tờ do nhà nước cấp (sổ đỏ, sổ hồng, giấy trắng,…) nên rất an toàn.
Tuy nhiên, đừng vội vã chủ quan mà không xem xét kỹ TS loại này, bởi vì các TS này cũng chứa đựng nhiều rủi ro như sau:
Căn hộ, nhà dự án
Thông thường các TS là căn hộ của các dự án chung cư, tòa nhà chỉ có hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán,… chứ chưa có sổ hồng, nhưng vẫn được nhận thế chấp, và được xác nhận phong tỏa mua bán chuyển nhượng bởi chủ đầu tư công trình. Do đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
Nhà xưởng, kho bãi.
Một số doanh nghiệp dùng nhà xưởng và các công trình xây dựng trên đất làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên do đa số các khu sản xuất này đều là đất thuê (đất do nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hàng năm), do đó bị giới hạn về thời hạn vay và trả nợ hoặc khả năng thanh khoản của các loại này thấp do giới hạn đối tượng mua bán (chỉ có những người có nhu cầu nhà xưởng tương ứng như hiện tại mới đồng ý mua lại, hoặc phải phá bỏ hết để xây lại cho phù hợp với dây chuyền công nghệ), dẫn đến việc thu hồi phát mãi tài sản khó khăn hơn.
Hoặc có trường hợp, cả nhà xưởng và dây chuyền công nghệ bị cháy hết, trong đó không phải lúc nào cũng có bảo hiểm 100% và kể cả trường hợp có bảo hiểm thì việc xác định trách nhiệm bồi thường cũng là khá nan giải.
Tiếp cận khách hàng mới, tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ và chốt đơn là điều mà nhân viên kinh doanh nào cũng mong muốn. Tìm khách thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ không phải điều dễ dàng, vì vậy khi có khách hàng có nhã ý thì sẽ khiến chúng ta vô cùng mừng rỡ.
Có khách hàng đồng nghĩa có doanh thu, giúp nhân viên đạt KPI đem lại nguồn thu nhập khủng. Nhưng ngược lại rủi ro khi tiếp cận khách hàng vẫn tồn tại và chưa bao giờ được coi là thấp. Chính vì vậy đối với khách hàng mới nhân viên kinh doanh cũng cần có sự chọn lọc.
Đầu tiên cứ giữ thái độ chuyên nghiệp, làm tròn trách nhiệm của mình, có thể thể hiện sự thân hiện của bạn. Bạn đang là đại diện của ngân hàng, của công ty, đồng thời khách hàng mới có thể thực sự là khách hàng tiềm năng.
Trong quá trình trò chuyện có thể trao đổi giao tiếp tìm hiểu thông tin của khách hàng, xác định nhu cầu khách hàng để tư vấn đúng. Thêm vào đó với ngành rủi ro cao như tài chính tín dụng thì không vội hứa hẹn mà cần các bước quản trị rủi ro, xác minh thẩm định.
Cán bộ tín dụng hiện nay không chỉ cần có chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần các kỹ năng xử lý tình huống, nhạy bén nhận định chính xác để đảm bảo quyền lợi của bản thân, trách nhiệm với công việc.
Hãy cứ tiếp cận khách hàng, giữ thái độ đúng mực làm đúng chức trách và không bỏ sót các khâu thẩm định kiểm tra. Cuối cùng giữ một cái đầu lạnh để bảo vệ an toàn, bảo vệ quyền lợi của bản thân, tránh phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của việc rủi ro tiếp cận khách hàng.
Tóm lại, các BĐS mặc dù có tính thanh khoản cao và an toàn, tuy nhiên vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro mà nếu chủ quan sẽ không thấy hoặc dễ bị bỏ qua. Do đó, là một cán bộ tín dụng, điều cần thiết là phải thực hiện đúng quy trình liên quan đến TS, đặc biệt các khâu liên quan đến cơ quan nhà nước.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.