Thực tế, có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhằm đơn giản hoá cho quá trình phân tích, bạn có thể lựa chọn phân tích các khoản mục trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể. Trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục; tuy nhiên bạn cần nắm rõ và biết mình cần chú trọng vào khoản mục nào.
Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất và hoạt động kinh tế thì phải có một lượng tài sản nhất định
Tài chính doanh nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ các công cụ và công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của một doanh nghiệp. Là hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn đó để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời cho chủ doanh nghiệp.
Dựa trên các thông tin tài chính của doanh nghiệp, chuyên viên tài chính doanh nghiệp sẽ quản lý dòng tiền của doanh nghiệp phân phối cho các khoản chi phí của những hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tài chính là sự vận động độc lập của tiền tệ với chức năng và phương tiện lưu trữ của nó, đặc điểm của chúng trong lĩnh vực lưu thông là tạo ra và sử dụng nhiều quỹ khác nhau nhằm mục đích tích lũy và tiêu dùng khác nhau
Công việc của bộ phận tài chính doanh nghiệp bao gồm đọc báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, phân tích báo cáo lãi lỗ để lập bảng cân đối và dòng tiền trong một doanh nghiệp.
Khi các báo cáo này đưa ra những con số cụ thể rằng doanh nghiệp đang thiếu vốn, chuyên viên tài chính sẽ dựa vào các công cụ phân tích tài chính để đưa ra các kế hoạch chiến lược giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn này.
Với quy mô của đơn vị sản xuất kinh tế, tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình sản xuất, vì vậy chúng có thể làm chậm lại hoặc góp phần vào sự phát triển của sản xuất.
Theo quan điểm của hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân, tài chính doanh nghiệp được coi là một bộ phận của hệ thống tài chính. Thông qua mạng lưới tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật.
Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng. Vì thế, về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt.
Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau (ví dụ kinh doanh bán lẻ phải thu sẽ thấp; bán buôn phải thu cao hơn….); phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau; chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ (tăng trưởng để chiếm thị phần hay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động ổn định an toàn).
Thông thường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng; quy mô các khoản phải thu càng tăng lên và ngược lại. Để xem xét tương quan giữa 2 chỉ tiêu này chúng ta dùng tỷ số vòng quay các khoản phải thu. Nếu quy mô các khoản phải thu tăng lên; nhưng vòng quay các khoản phải thu vẫn như cũ; hoặc tăng lên thì số ngày phải thu sẽ giảm xuống. Điều này chứng tỏ tình hình quản lý công nợ tốt; sản phẩm được tiêu thu dễ dàng hơn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp có quy mô các khoản phải thu tăng trong khi doanh thu; quy mô kinh doanh không tăng; thì như vậy tình hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến đổi; hoặc có những thay đổi trong chính sách bán hàng. Trong trường hợp này cần làm việc với doanh nghiệp để xác định bản chất các khoản công nợ này; nguyên nhân và cách khắc phục.
Trả lời các câu hỏi:
Lưu ý: Nếu số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc; thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ngay chưa chắc đã tốt vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của công ty.
Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:
Cũng như các khoản phải thu; các chỉ tiêu về hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trước khi phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho cần chú ý đến:
Số vòng quay hàng tồn kho lớn; thời gian tồn kho ngắn không chỉ thể hiện doanh nghiệp đang tăng hiệu quả sử dụng vốn; mà còn cho thấy tình hình thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty đang thuận lợi.
Tuy nhiên nếu vòng quay quá cao so với mức bình quân của ngành cũng như trong thời gian hoạt động vừa qua của công ty; bạn cần xem xét lại khâu cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu; thành phẩm dự trữ để đảm bảo luôn trữ đủ; đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như nhu cầu nhập hàng của việc bán hàng; đặc biệt với các khách hàng xuất khẩu; các công ty thực hiện đơn hàng gia công với nước ngoài.
Chú ý:
Nếu lượng hàng tồn kho lớn; vòng quay hàng tồn kho giảm; thời gian luân chuyển kéo dài thì cần kết hợp với các yếu tố, chỉ tiêu khác để có kết luận về tình hình dự trữ hàng tồn kho của công ty:
Cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:
Xem xét cơ cấu tài sản cố định: MMTB, đất đai; TSCĐ đầu tư dở dang, các khoản đầu tư dài hạn.
Xem xét tỷ lệ tài sản cố định /tổng tài sản có phù hợp với loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động.
Xem xét chất lượng của TSCĐ; công suất huy động, tính chất TSCĐ (BĐS, MMTB…)
Phân tích TSCĐ theo tính chất nguồn vốn hình thành TSCĐ: TSCĐ hình thành từ vốn tự có và TSCĐ hình thành từ vốn vay.
Xem xét hiệu quả các khoản đầu tư dài hạn, ảnh hưởng của việc đầu tư dài hạn đối với hoạt động của công ty.
TSCĐ đầu tư dở dang có phù hợp với tiến độ đầu tư của doanh nghiệp không; nguồn vốn thực hiện đầu tư TSCĐ có sẵn sàng chưa?
Xem xét lý do tăng/giảm TSCĐ (do mở rộng sản xuất, do chuyển từ kinh doanh TM sang sản xuất ….); việc tăng/giảm TSCĐ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
Đối ngược với phải tối thiểu hoá kỳ tồn kho và kỳ thu nợ bình quân; doanh nghiệp thường cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn duy trì uy tín đối với nhà cung cấp.
Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp; hoặc bên mua ứng trước sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, cũng giống như đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu; về cơ bản việc tăng quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn của các khoản phải trả cũng là dấu hiệu xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc tăng thời gian thanh toán công nợ, tăng phải trả, giảm vòng quay phải trả cũng có thể tốt nếu doanh nghiệp kinh doanh uy tín được bạn hàng cho phép trả chậm; doanh nghiệp độc quyền; là đầu mối thu gom hàng nên có thể chủ động trong thanh toán với người bán, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh…
Ngược lại việc giảm thời gian thanh toán công nợ; giảm phải trả; tăng vòng quay phải trả có thể là dấu hiệu không tốt do doanh nghiệp không uy tín; bạn hàng không cho nợ mua phải trả tiền ngay; do doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nguồn đầu vào. Đầu vào khan hiếm bắt buộc phải trả tiền ngay mới mua được hàng. Như vậy doanh nghiệp không chủ động trong kinh doanh được; do kinh doanh không tốt, không bán được hàng phải thu hẹp hoạt động…
Theo thông lệ chung, kỳ hạn thanh toán một hợp đồng mua bán hàng từ 30 – 60 ngày. Nếu qua tính toán, kỳ hạn thanh toán của doanh nghiệp kéo dài thì cán bộ cần thu thập thêm thông tin để xác định lý do thực chất trong việc doanh nghiệp kéo dài thời hạn thanh toán và việc kéo dài thời hạn thanh toán đó sẽ gây tổn thất gì đến uy tín của doanh nghiệp. Và nếu thời hạn thanh toán được rút ngắn thì bản chất của việc rút ngắn đó là gì.
Các số liệu, thông tin cần thu thập:
Vốn chủ sở hữu là một số liệu quan trọng phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, vốn góp kinh doanh, lợi nhuận giữ lại, các quỹ và vốn góp khác.
Để xác định thực chất vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau:
Việc mất cân đối tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này rất hay xảy ra đặc biệt với các công ty lớn; các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp; đầu tư xây dựng cơ bản.
Cân đối tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua công thức:
VCSH + nợ dài hạn – TSCĐ ≥0: Không mất cân đối tài chính
VCSH + nợ dài hạn – TSCĐ < 0: Mất cân đối tài chính
Đối với công ty bị mất cân đối tài chính, cần phải làm rõ các vấn đề sau:
Các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty. Các vấn đề cần thiết khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp; là chỉ tiêu được đánh giá là trọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính. Cũng chính vì vậy, lợi nhuận cũng là đối tượng để các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp có kế hoạch, chính sách đặc biệt; từ đó có những số liệu khác nhau tùy vào từng mục đích. Vấn đề ở đây đối với cán bộ ngân hàng là xác định xem báo cáo thuế và báo cáo điều hành của doanh nghiệp có độ chính xác đến bao nhiêu.
Một số phương pháp doanh nghiệp thường làm để ghi giảm lợi nhuận như sau:
+ Công ty có thể thành lập ra một vài công ty con để ghi giảm doanh thu
+ Xuất hoá đơn thẳng từ người bán hàng cho người mua hàng; thường các doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác áp dụng cách này.
+ Công ty có thể bán lẻ hàng nên không xuất hoá đơn đầu ra. Trong trường hợp này phải xác định sự hợp lý giữa giá đầu vào với giá đầu ra. Nếu đầu vào cũng mua không cần xuất hoá đơn thì việc ghi giảm doanh thu của doanh nghiệp là dễ dàng. Tuy nhiên nếu đầu vào nhập khẩu; hoặc mua trong nước phải xuất hoá đơn thì đầu ra tối thiếu cũng phải bằng giá vốn nhập vào.
+ Ghi tăng giá vốn hàng bán: trường hợp này có thể chỉ thực hiện được đối với các công ty đầu vào cũng là công ty cùng chủ sở hữu.
+ Ghi tăng các chi phí lương, quản lý, khấu hao cơ bản.
+ Hạch toán phần vốn do CSH góp vào vốn vay để ghi tăng chi phí lãi vay.
+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hóa NVL đang có xu hướng tăng lên; Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán thấp đi. Nếu giá hàng hóa NVL đang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trước xuất trước) để làm giảm chênh lệch giá mua – giá bán.
+ Ghi giảm giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để tăng chi phí đã kết chuyển trong kỳ; từ đó ghi tăng chi phí được hạch toán.
+ Không ghi nhận những khoản tổn thất trong kinh doanh đã được xử lý; ghi tăng những khoản tổn thất trong kinh doanh để hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý.
Một số phương pháp doanh nghiệp thường làm để ghi tăng lợi nhuận như sau:
+ Thoả thuận với các công ty bán hàng v/v xuất hàng với giá thấp hơn thực tế để ghi giảm giá vốn.
+ Ghi tăng giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để giảm chi phí đã kết chuyển trong kỳ; từ đó giảm chi phí được hạch toán.
+ Giấu những khoản tổn thất trong kinh doanh; chưa hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý.
+ Ẩn dấu những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào giá trị các tài khoản hàng tồn kho (hạch toán vào chi phí kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm) để làm giảm chi phí thực hạch toán trong giá vốn hàng bán.
+ Hạch toán thấp chi phí KHTSCĐ, chi phí quản lý, các khoản chi phí tài chính.
+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hóa NVL đang có xu hướng tăng lên; Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trước xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán cao hơn. Nếu giá hàng hóa NVL đang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước) để làm tăng chênh lệch giá mua – giá bán.
Trên đây là cách phân tích các khoản mục trong Tài chính Doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật thêm kiến thức mới về ngành Ngân hàng.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.