Phân Loại Và Quy Trình Vận Hành Nhờ Thu (Collection Of Payment)

fago

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu, sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê).

1. Thanh toán nhờ thu là gì?

Phân Loại Và Quy Trình Vận Hành Nhờ Thu (Collection Of Payment)

Định nghĩa thanh toán nhờ thu là gì? Có những loại nào?

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu, sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê).

Trong thanh toán nhờ thu sẽ có nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Đây là một trong những loại hóa đơn, chứng từ mà những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đều phải biết rất rõ về quy trình thực hiện. Đơn vị xuất khẩu sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ đối với phía nhập khẩu sẽ tìm đến phương thức thanh toán nhờ thu, từ đây ngân hàng sẽ thực hiện việc thu tiền hộ cho nhà xuất khẩu dựa trên các hóa đơn, chứng từ đã được cung cấp đầy đủ từ phía nhà xuất khẩu. 

Các ngân hàng trực tiếp thực hiện thanh toán nhờ thu cho nhà xuất khẩu làm việc với tư cách là đại diện ủy quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cho đơn vị xuất khẩu. Phía ngân hàng cần thực hiện đúng các trách nhiệm nằm trong quyền hạn của mình. Đơn vị ngân hàng không thực hiện thêm bất cứ cam kết nào với bên nhập khẩu trong quá trình nhờ thu.

Tùy vào quy trình nhờ thu trơn hay quy trình nhờ thu kèm chứng từ mà hoa hồng thanh toán nhờ thu sẽ khác nhau. Các mức phí có thể phát sinh trong quá trình nhờ thu như: Phí thông báo nhờ thu, điện phí, bưu điện phí, phí lưu giữ hối phiếu, phí trả lại bộ chứng từ không được thanh toán, phí kháng nghị hối phiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu…

Các bên tham gia

  • Người ủy thác (Principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.
  • Ngân hàng nhờ thu (Remitting or Sending Bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy thác chấp nhận chuyển nhờ thu tới ngân hàng đại lý ở gần, và thuận tiện với người trả tiền.
  • Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): thông thường đây là ngân hàng đại lý, hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng này thực hiện thu tiền theo các chỉ thị trong lệnh nhờ thu.
  • Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền. Lúc này, ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình. Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ chuyển nhờ thu cho ngân hàng có quan hệ tài khoản với người trả tiền. Ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành ngân hàng xuất trình.
  • Người trả tiền (Drawee): Là người thu hộ được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

Cùng chúng tôi tìm hiểu các hình thức nhờ thu dưới đây.

2. Nhờ thu trơn

Phân Loại Và Quy Trình Vận Hành Nhờ Thu (Collection Of Payment)

2.1. Nhờ thu trơn là gì?

Như đã nhắc đến từ đầu, việc thanh toán nhờ thu sẽ bao gồm quy trình nhờ thu trơn và quy trình nhờ thu kèm chứng từ. Trước tiên UB Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu về nhờ thu trơn. 

Đây là phương thức thanh toán với quy trình khá đơn giản, chứng từ nhờ thu chỉ cần chứng từ tài chính. Còn chứng từ thương mại thì ngân hàng sẽ gửi cho bên nhập khẩu.

Trong quy trình nhờ thu trơn sử dụng những loại chứng từ cụ thể như sau: 

  • Chứng từ thương mại: Bao gồm các hóa đơn thương mại, các hóa đơn chứng nhận có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. 
  • Chứng từ tài chính: Bao gồm Hối phiếu, kỳ phiếu, séc và các phương tiện thanh toán khác. 

Người bán ủy quyền ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở ngân hàng mua, nhưng không kèm theo điều kiện gì cả.

Phương thức nhờ thu trơn ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì:

  • Không đảm bảo quyền lợi của bên bán vì việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi nhưng không trả tiền, hoặc chậm trễ trong thanh toán.
  • Ngân hàng chỉ là trung gian đơn thuần thu tiền hay không, nhưng ngân hàng cũng thu phí và không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán.

Vì vậy nếu là người xuất khẩu, ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng tồn kho quá nhiều.

2.2. Quy trình nhờ thu trơn

(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.

(2) Người nhập khẩu lập hối phiếu và gửi đến ngân hàng phục vụ mình, ủy thác ngân hàng thu hộ tiền người nhập khẩu.

(3) Ngân hàng nhận ủy thác gửi kèm theo hối phiếu cho ngân hàng phục vụ mình, ủy thác cho ngân hàng đại lý thông báo cho người nhập khẩu biết.

(4) Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu đến cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hoặc thanh toán.

(5) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra, tiến hành trả tiền/ký chấp nhận trả tiền, hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng.

(6) Ngân hàng đại lý chuyển tiền, hoặc hối phiếu cho ngân hàng ủy thác.

(7) Ngân hàng ủy thác sau khi ghi có thì báo có cho người xuất khẩu, hoặc thông báo gửi hối phiếu lại cho người xuất khẩu.

Phân Loại Và Quy Trình Vận Hành Nhờ Thu (Collection Of Payment)

2.3. Ưu, nhược điểm của nhờ thu trơn

Vậy quy trình nhờ thu trơn trong thanh toán quốc tế có những ưu điểm và hạn chế nào? Cùng UB Academy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

  • Về mặt ưu điểm: Nhờ thu trơn có ưu điểm lớn về quy trình thực hiện đơn giản và ít tốn kém
  • Về mặt nhược điểm: Tuy nhiên, hình thức nhờ thu trơn lại không đảm bảo được quyền lợi cho người bán, dường như quy trình thanh toán sẽ phụ thuộc vào phía đơn vị nhập khẩu. Quá trình thanh toán khá chậm

Với những ưu và nhược điểm này, các đơn vị xuất nhập khẩu chỉ nên lựa chọn thanh toán nhờ thu khi đôi bên có sự tin tưởng và nền tảng hợp tác từ lâu. Các bên có mối quan hệ liên doanh với công ty mẹ, các chi nhánh của nhau. Thanh toán nhờ thu trơn cũng sẽ phù hợp với các dịch vụ thanh toán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, cước phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng…

3. Nhờ thu kèm chứng từ

Phân Loại Và Quy Trình Vận Hành Nhờ Thu (Collection Of Payment)

3.1. Nhờ thu kèm chứng từ là gì?

Quy trình nhờ thu kèm chứng từ là phương thức được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, chứng từ gửi đi cần có chứng từ thương mại và chứng từ tài chính. Hoặc có thể chỉ cần chứng từ thương mại. 

Phía ngân hàng thực hiện thanh toán nhờ thu sẽ trao chứng từ cho phía người nhập khẩu khi đơn vị này đã hoàn tất việc thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện trong Lệnh nhờ thu. 

Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ này, phía xuất khẩu sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền bên nhập khẩu trên bộ chứng từ hàng hóa. Phía nhập khẩu khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán mới được ngân hàng trao bộ chứng từ. 

Khác với nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ đơn vị ngân hàng vừa là người thu hộ vừa có khả năng khống chế bộ chứng từ hàng hóa đối với người nhập khẩu. Các đơn vị xuất khẩu sẽ được đảm bảo các quyền lợi tối ưu hơn. 

Nhờ thu kèm chứng từ là hình thức thanh toán nhờ thu được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Trong nhờ thu kèm chứng từ sẽ có 2 loại là Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P). Bạn cần tìm hiểu về tiêu chuẩn nhờ thu của từng loại để có sự lựa chọn phù hợp nhất. 

Nhờ thu kèm chứng từ là sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua.

Có 2 loại: nhờ thu trả ngay (Documents against payment, D/P) và nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance, D/A):

  • Nhờ thu trả ngay: Phương thức này quy định người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
  • Nhờ thu trả chậm: Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn được ký phát bởi người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã được chấp nhận sẽ được giữ tại ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu cho đến ngày đáo hạn.

3.2. Ưu, nhược điểm của nhờ thu kèm chứng từ

Vậy nếu chọn Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì có những ưu điểm và hạn chế nào? 

3.2.1. Đối Với Người Xuất Khẩu

Ưu điểm mang lại

  • Đảm bảo việc thanh toán và chấp nhận thanh toán từ phía người nhập khẩu
  • Người xuất khẩu có quyền kiện người nhập khẩu nếu không chi trả.
  • Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ người nhập khẩu có thể chỉ định người đại diện giải quyết các sự cố trong thanh toán 

Nhược điểm

  • Ngân hàng thu hộ trao chứng từ hàng hóa cho phía nhập khẩu trước khi chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán
  • Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể làm giả hoặc được ký bởi người không có đủ thẩm quyền 
  • Có khả năng có sai sót trong quá trình nhờ thu
  • Dễ bị thất lạc
  • Ngân hàng không trực tiếp chịu trách nhiệm về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao hàng hay dỡ hàng hóa…
  • Ngân hàng gửi nhờ thu chậm trễ gây mất khả năng thanh toán cho phía xuất khẩu. 

3.2.2. Đối Với Người Nhập Khẩu

Ưu điểm: Được kiểm tra chứng từ một cách đầy đủ

Nhược điểm

  • Nhờ thu kèm chứng từ hàng hóa có thể hàng hóa chưa được kiểm định chất lượng và chưa có bảo hiểm hàng hóa. 
  • Bộ chứng từ hoàn toàn có thể có sai sót và gian lận 
  • Phía nhập khẩu có thể bị kiện nếu đã chấp nhận thanh toán hối phiếu và không thanh toán đúng hạn.
  • Có khả năng gặp rủi ro tỷ giá.

3.3. Quy trình nhờ thu kèm chứng từ

(1) Người xuất khẩu giao hàng.

(2) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ giao hàng và hối phiếu gửi ngân hàng nhờ thu tiền).

(3) Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng đại lý, thu hộ số tiền.

(4) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ bộ chứng từ hàng hóa và gửi hối phiếu đến người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (kèm theo bản sao hóa đơn thương mại) tùy theo các loại nhờ thu kèm chứng từ.

(5) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra tùy theo thời hạn thanh toán là trả ngay hay trả sau mà tiến hành trả tiền hay trả sau mà tiến hành trả tiền hay ký chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi ngân hàng.

(6) Ngân hàng đại lý chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để nhận hàng (khi ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán của ngân người nhập khẩu).

(7) Ngân hàng đại lý chuyển tiền gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu, hoặc thông báo về sự từ chối và gửi lại phối phiếu bị từ chối và bộ chứng từ.

(8) Ngân hàng ủy thác tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu, hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận, hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của người nhập khẩu và trả lại hối phiếu cùng bộ chứng từ hàng hóa cho người xuất khẩu.

Nhận xét

Nhìn chung, hình thức nhờ thu kèm chứng từ người bán ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền còn ủy thác cho ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hóa đối với người mua. Đây là sự khác biệt với nhờ thu trơn, với cách khống chế này, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.

Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ vẫn còn những hạn chế cơ bản sau:

Mặc dù đã khống chế được quyền định đoạt đối với hàng hóa của người mua, nhưng chưa khống chế được người mua có trả tiền hay không. Người mua có thể chậm trễ, hoặc không thanh toán bằng cách trì hoãn việc nhận chứng từ hàng hóa hoặc không nhận hàng nữa.

  • Việc thanh toán diễn ra chậm chạp
  • Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian là người thu hộ tiền, không chịu trách nhiệm đối với việc trả tiền của người nhập khẩu.

4. Phân biệt nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

Phân Loại Và Quy Trình Vận Hành Nhờ Thu (Collection Of Payment)

Cùng UB Academy đọc ngay nội dung phân biệt quy trình nhờ thu trơn và quy trình nhờ thu kèm chứng từ: 

Điểm giống nhau

Cả hai hình thức nhờ thu này đều có kèm chứng từ và được đơn vị ngân hàng làm trung gian giữa người mua và người bán. Các hình thức nhờ thu này đều có đầy đủ các đặc điểm chung cơ bản của phương thức nhờ thu là: 

  • Dựa vào chứng từ để thanh toán
  • Chỉ thực hiện nhờ thu khi người bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng đầy đủ cho người mua

Điểm khác nhau

  • Điểm khác ở bộ chứng từ nhờ thu. Đối với hình thức nhờ thu kèm chứng từ có thể gồm chứng từ thương mại và hoặc chứng từ thương mại kèm chứng từ tài chính. Trong khi đó, hình thức nhờ thu trơn bộ chứng từ nhờ thu chỉ cần chứng từ tài chính. 
  • Điểm khác ở quy trình: Đối với quy trình nhờ thu kèm chứng từ, người bán chỉ cần giao hàng đầy đủ cho người mua và ủy thác cho ngân hàng thu hộ. Người mua muốn nhận chứng từ phải chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. 

Còn đối với nhờ thu phiếu trơn: Người bán gửi hàng hóa cùng với bộ chứng từ cho người mua. Sau đó xuất trình cho Ngân hàng chỉ thị nhờ thu và chứng từ tài chính để được thanh toán. Trong thanh toán nhờ thu trơn  quá trình thanh toán và quá trình giao nhận chứng từ là riêng biệt. 

Trên đây là phân loại và quy trình vận hành phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu (Collection of Payment). Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành.

Chia sẻ bài viết

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

Cách nhận biết rủi ro ngay từ khi tiếp cận Khách hàng lần đầu tiên Đọc Tiếp
điều kiện hồ sơ bidv đợt 1 2022 Điều Kiện Hồ Sơ BIDV Đợt 1/2022 Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.