Cuối mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian để bạn đặt câu hỏi liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Bạn đã biết đến những câu hỏi đắt giá nên hỏi nhà tuyển dụng Ngân hàng chưa? Việc đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng không chỉ thể hiện được thái độ của bạn với công việc mà còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng “ứng biến” cũng như mức độ sắc sảo của bạn. Chính vì vậy nên đừng vội trả lời “Không” mà hãy cùng UB Academy tìm hiểu những câu hỏi đắt giá ghi điểm với mọi nhà tuyển dụng ngân hàng không phải ai cũng biết thông qua bài viết dưới đây.
Khi phỏng vấn sau khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời ưng ý từ ứng viên thì họ thường đề nghị ứng viên đặt câu hỏi cho mình như: Bạn có câu hỏi gì muốn hỏi chúng tôi hay không?
Thông thường nhiều người trong chúng ta sẽ e ngại và từ chối đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nhưng thực tế đây là một quyết định không hay cho lắm đây nhé, bởi đây vừa là câu hỏi khảo nghiệm mà nhà tuyển dụng dành cho bạn. Đồng thời còn là quyền lợi của bạn, trách nhiệm của bạn đối với công việc của bản thân.
Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ không được đánh giá cao bằng những người chủ động hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
Đầu tiên thông qua các câu hỏi mà bạn đặt ra, hội đồng phỏng vấn có thể nhận xét so sánh ánh ứng viên. Xem xét ứng viên có thật sự thiện chí, có đủ sự quan tâm với công việc mà mình đang ứng tuyển, chính kiến, năng lực tư duy của ứng viên.
Thứ hai thông qua đây ứng viên cũng có thể hiểu biết thêm về vị trí công việc, chính sách đãi ngộ, những gì chưa biết về công ty. Đây là quyền lợi của ứng viên, giúp bạn xác định mình có phù hợp với môi trường làm việc, vị trí làm việc và có quyết định gắn bó với doanh nghiệp tuyển dụng hay không.
Đây được xem là một mẹo để nhà tuyển dụng kiểm tra năng lực ứng xử của ứng viên vì vậy khi đặt câu hỏi cũng cần sự tinh tế. Hãy cùng tham khảo những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng và những câu nên tránh để nhận được đánh giá tích cực của nhà tuyển dụng.
Câu hỏi cho nhà tuyển dụng thể hiện chỉ số IQ cùng EQ của ứng viên và cũng là một phần tăng thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Vì thế đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng nên tránh một số câu hỏi liên quan về:
Những câu hỏi lại nhà tuyển dụng thông thường đều được khuyên nên chọn lọc tinh tế để tránh bị Fail trong vòng phỏng vấn. Vậy nên hãy cùng tham khảo những câu nên hỏi nhà tuyển dụng cùng UB Academy trong phần tiếp theo.
Những câu hỏi liên quan trực tiếp đến Doanh nghiệp sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm nhận được rằng bạn thực sự nghiêm túc với công việc. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một ứng viên tiềm năng; với mong muốn cống hiến và phát triển bền vững.
Tham khảo ngay những câu hỏi dưới đây để áp dụng vào buổi phỏng vấn tiếp theo:
Câu 1: Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
Câu 2: Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
Câu 3: Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?
Câu 4: Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?
Câu 5: Điều gì sẽ là khó khăn nhất đối với vị trí tôi ứng tuyển?
Câu 6: Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành tựu, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
Những câu hỏi về hoạt động các phòng ban sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình vận hành; cũng như cách thức làm việc của các phòng ban. Từ đó hiểu hơn về tổng thể bộ máy doanh nghiệp.
Tham khảo những câu hỏi để áp dụng vào buổi phỏng vấn tiếp theo:
Câu 1: Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban.
Câu 2: Bộ phận/ Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?
Câu 3: Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?
Với vị trí là nhà tuyển dụng, ai cũng mong muốn những ứng viên – nhân sự tương lai của mình – sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy, ứng viên hãy tận dụng cơ hội trong buổi phỏng vấn để thể hiện thái độ của mình với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Hãy hỏi những câu có nội dung như sau:
Câu 1: Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
Câu 2: Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?
Những câu hỏi bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng sẽ một lần nữa giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp; cũng như vị trí công việc bạn có thể làm trong tương lai. Đồng thời, khi có cơ hội trao đổi với những người dày dặn kinh nghiệm; bạn cũng sẽ học hỏi được từ họ những kiến thức dù ít dù nhiều. Đừng lãng phí cơ hội quý báu ấy. Khi kết thúc buổi phỏng vấn, đừng quên nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng.
Sau những câu hỏi lại nhà tuyển dụng liên quan đến vị trí công việc thì ở phần cuối cùng bạn nên đặt câu hỏi về quy trình làm việc tiếp theo. Sau buổi phỏng vấn thì chúng ta sẽ chờ đợi kết quả, mà việc này phụ thuộc vào tùy công ty.
Vậy nên đặt câu hỏi về quy trình làm việc tiếp theo sau buổi phỏng vấn là điều nên làm. Như vậy sẽ giúp bạn biết thời gian nhận được kết quả phỏng vấn, hình thức nhận kết quả giúp người ứng tuyển không bỏ qua kết quả phỏng vấn.
Ngoài những câu hỏi này bạn cũng có thể đặt ra các câu hỏi xoay quanh về vị trí công việc, văn hóa công ty. Việc này cho thấy sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc từ đó bạn được đánh giá cao hơn, đồng thời cũng nhận định rõ ràng hơn bản thân có nhiều cơ hội trong buổi phỏng vấn hay không.
Bên cạnh đó các câu hỏi này còn giúp ứng viên có thêm kinh nghiệm cho mình. Qua những nhận xét đánh giá của nhà tuyển dụng có thể quan sát mức độ thành công của bạn trong buổi phỏng vấn.
Cuối cùng đặt câu hỏi đúng thông minh còn thể hiện được sự tinh tế khéo léo của bạn, giúp bạn được đánh giá cao hơn trong buổi phỏng vấn. Việc này được xem như một phần của kỹ năng giao tiếp của ứng viên, còn giúp ứng viên kiểm tra thông tin về vị trí công việc có đáng để lựa chọn.
Đây là cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng ngân hàng và các ngành nghề kinh tế, kinh doanh và hầu hết các ngành nghề hiện nay có thể áp dụng. Tùy vào vị trí ngành nghề và năng lực thế mạnh của mình mà ứng viên có thể khéo léo lựa chọn câu hỏi để “tôn vinh” ưu điểm của mình.
Hy vọng những câu hỏi gợi ý trên đây sẽ giúp bạn đúc kết được những kiến thức phù hợp cho riêng mình. Chúc bạn thành công và chinh phục được mọi nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn. Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật kiến thức và tin tuyển dụng mới nhất về ngành.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.