Thực tế cho thấy, có rất nhiều sinh viên ngân hàng được tuyển chọn thành nhân viên chính thức từ chương trình thực tập sinh tiềm năng; bởi họ đã có những bí quyết để tỏa sáng bên cạnh những tố chất và năng lực sẵn có. Giai đoạn thực tập được xem là tiền đề quan trọng cho công việc sau này; đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng – một trong những môi trường chuyên nghiệp; đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều sinh viên vẫn mơ hồ về công việc khi đi thực tập và chưa biết cách tận dụng cơ hội để học hỏi một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để có một kỳ thực tập thành công, dưới đây là một số kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy, với khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi; cũng như tính chất công việc trong ngành ngân hàng đầy tính rủi ro nên các bạn sinh viên cho biết họ không được giao những công việc quan trọng; và hầu như phải làm các công việc “tay chân”.
Anh Kiều Việt Hùng (Chuyên viên chính sách lãi suất huy động và FTP – Phòng ALM – Khối Treasuy – ngân hàng MB) cho biết trước đây anh là một trong 10 sinh viên xuất sắc của khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngoại thương đi thực tập tại một ngân hàng cổ phần; nhưng với một tháng thực tập, anh đã trải nghiệm nhiều công việc khác nhau.
Bạn Nghiêm Minh H, sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết khi đi thực tập; sinh viên phải làm những công việc nhỏ như pha trà rót nước, bê đồ, phô tô tài liệu, scan,… là chuyện phổ biến.
Song, trường hợp như anh Hùng và phần đông các bạn sinh viên đều thừa nhận rằng; từ những công việc nhỏ nhặt, rất có thể bạn sẽ xây dựng được lòng tin và được các đồng nghiệp khác trong ngân hàng giúp đỡ; và tạo cơ hội nhiều hơn để trải nghiệm và học tập. Dành thật nhiều thời gian để tìm hiểu; học hỏi những nghiệp vụ trong môi trường làm việc thực tế cũng là một điều vô cùng hữu ích trong tương lai.
“Đầu tiên, tôi nhận ra rằng khi khởi đầu bất cứ công việc nào; mình cũng phải làm từ những việc nhỏ nhất. Việc nhỏ như phô tô, scan bạn còn không hoàn thành được thì không thể nào người khác đủ tin tưởng để giao cho bạn các công việc lớn hơn. Đây là những bước đi ban đầu và bạn không thể nào ‘đốt cháy’ giai đoạn này được”, anh Kiều Việt Hùng chia sẻ.
Kinh nghiệm thứ hai anh Hùng cho biết; nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thông qua thái độ và cách thức xử lý công việc của bạn. Cùng là một công việc phô tô, nhưng những bạn nào thông minh sẽ biết cách phô tô nhanh và đỡ tốn giấy hơn. Ngoài ra, sau này khi đi làm một công việc chính thức; bạn sẽ không sợ bất cứ thứ gì kể cả các công việc tay chân; và hoàn toàn có thể một mình thực hiện được mọi việc.
Sau khi kết thúc kỳ thực tập, việc đầu tiên sinh viên cần là cần xin được tài liệu và xác nhận của ngân hàng; hay doanh nghiệp bạn thực tập; nhằm phục vụ cho quá trình viết báo cáo thực tập cuối kỳ. Với những tài liệu bạn có, những nhận xét tích cực; bạn hoàn toàn tự tin mình sẽ có một báo cáo thực tập chất lượng và đạt điểm cao.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên nên gửi email hoặc thư cảm ơn đến cơ quan bạn đã thực tập để họ hiểu thái độ thiện chí; tinh thần làm việc chuyên nghiệp; và rất có thể sau này sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc chính thức hơn các ứng viên xa lạ khác. Những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã rèn luyện từ kỳ thực tập sẽ giúp rất nhiều trong công việc; ít nhất là sinh viên đã quen với môi trường làm việc tại đó được một thời gian nhất định.
Cơ hội trở thành những nhân viên chính thức ngân hàng đang đến gần hơn với các bạn sinh viên năm cuối. Bởi trong thời gian gần đây, hàng loạt ngân hàng đã lên kế hoạch tuyển sinh hàng ngàn sinh viên thực tập như Sacombank tuyển dụng 1.000 sinh viên thực tập tiềm năng; HDBank, Techcombank, ACB, TPBank, BIDV,… cũng tuyển hàng trăm sinh viên năm cuối thực tập.
Ngân hàng BIDV cho biết, các bạn sinh viên đã được trang bị một nền tảng kiến thức cơ bản trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Để rút ngắn “khoảng cách” giữa lý thuyết và thực hành; ngân hàng đang xây dựng chương trình thực tập đa dạng và sát thực tế.
Trong môi trường đó, sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi và làm việc với những nhân viên của ngân hàng hướng dẫn; phát huy khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả; từ đó nắm bắt công việc nhanh chóng để có thể hòa nhập vào thị trường lao động.
Theo đại diện của TPBank, các bạn sinh viên mới tốt nghiệp có thể tham gia dự tuyển vào các vị trí khởi nghiệp là nhân viên nghiệp vụ; hoặc nhân viên kinh doanh. Nếu có khả năng học hỏi nhanh; làm việc chăm chỉ; luôn tìm cách cải thiện hiệu quả công việc thì chắc chắn sẽ có cơ hội thể trở thành nhân viên chính thức ngân hàng; các chuyên gia giỏi về nghiệp vụ; hoặc nhà quản lý thành công tại ngân hàng trong tương lai.
Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học Viện Ngân hàng cho biết; bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên ngành; sinh viên hiện nay cần rèn luyện thêm các kỹ năng mềm để chuẩn bị cho công việc tương lai. Để nâng cao các kỹ năng này; các bạn sinh viên nên tham gia các câu lạc bộ; tham gia các hoạt động ngoại khóa; tự tổ chức các sự kiện, hoạt động nhóm,…
Ngoài ra, PGS. TS Đỗ Thị Kim Hảo cho biết; nhà trường sẽ quan tâm sát sao hơn quá trình thực tập của sinh viên thông qua việc liên kết với một số ngân hàng để tạo điều kiện cho sinh viên trong thời gian thực tập được tiếp cận công việc thực tế. Ngân hàng cũng xây dựng các chương trình thực tập cho sinh viên tạo sự tự tin; và hiểu biết tốt hơn trước khi đi làm.
Ngân hàng là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay và luôn đòi hỏi những nhân lực chất lượng cao nhất. Chính vì thế quy trình trở thành nhân viên chính thức cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy ngay sau đây thì Ub Academy sẽ chia sẻ cho bạn về kinh nghiệm trở thành nhân viên chính thức Ngân hàng với quy trình cụ thể nhé:
Nếu như bạn có suy nghĩ rằng ngân hàng nào cũng sẽ có cách hoạt động giống nhau và thuộc các nhóm giống nhau thì đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Cũng chính bởi suy nghĩ này mà rất nhiều người không hề xác định được mục tiêu ban đầu nên rất dễ bỏ cuộc sau đó. Tại mỗi ngân hàng thì đều sẽ có những yêu cầu khác nhau và bạn cần phải tìm hiểu xem bạn phù hợp với nhóm ngân hàng như thế nào:
Trước tiên cần xác định rõ xem ngân hàng và vị trí bạn muốn ứng tuyển là gì
Sau khi mà bạn đã xác định được ngân hàng mục tiêu của mình thì tiếp tục hãy lựa chọn vị trí công việc phù hợp với mình. Bạn cần phải dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn như mức lương, công việc chính,…… Ngoài ra vị trí này còn phải phù hợp với tính cách và năng lực hiện tại của bạn. Chẳng hạn như đối với những bạn có khả năng giao tiếp tốt thì có thể trở thành giao dịch viên hoặc chuyên viên quan hệ khách hàng,….. Tuy nhiên những bạn có xu hướng ít nói hơn, cẩn thận trong việc làm sổ sách thì có thể lựa chọn các công việc liên quan đến thanh toán,……
Tất cả các ngân hàng hiện nay thì đều sẽ có các đợt ứng tuyển trong năm và nếu như bạn để ý kỹ thì mới có thể tìm thấy các thông tin tuyển dụng này. Bạn có thể theo dõi một số các website tuyển dụng uy tín, các mạng xã hội, group tìm việc,…. Hoặc bạn cũng có thể theo dõi thường xuyên website chính thức của ngân hàng ở mục tuyển dụng. Tất cả những thông tin này đều sẽ được cập nhật đầy đủ và nhanh chóng.
Thường xuyên theo dõi ngân hàng để biết họ mở đợt ứng tuyển khi nào
Ngay sau khi ngân hàng bắt đầu mở đợt tuyển dụng mới thì bạn lập tức phải bắt tay để làm hồ sơ ứng tuyển. Hầu hết tại các ngân hàng hiện nay thì với mỗi bộ hồ sơ ứng tuyển đều sẽ yêu cầu đầy đủ CV, đơn xin việc cùng với giấy khám sức khỏe. Ngoài ra với mỗi ngân hàng thì cũng có thể sẽ có thêm một số các yêu cầu riêng như bản sao CCCD/CMND, bảo sao bằng tốt nghiệp,…..
Bạn có thể làm theo CV có sẵn từ website của ngân hàng để không phải mất thời gian tự thiết kế hay lựa chọn những mẫu không ưng ý. Đây chính là bước đầu để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và đây cũng sẽ là quá trình quyết định xem bạn có thể được thi sát hạch hay không. Chính vì thế trong mỗi CV thì bạn hãy lưu ý làm nổi bật những điều sau:
Sau khi bạn đã pass vòng hồ sơ ứng tuyển thì bạn xác nhận được thông báo để thi sát hạch kiến thức chuyên môn của ngân hàng. Kỳ thi này sẽ liên quan trực tiếp đến vị trí nghiệp vụ mà bạn đang có mong muốn làm việc. Hầu hết thì phần thi kiến thức sẽ là những kiến thức bạn đã được tìm hiểu ở đại học qua các môn liên quan đến tài chính và kinh tế, quản trị,… Ngoài ra thì một số ngân hàng sẽ còn yêu cầu cả phần thi ngoại ngữ hoặc các kiến thức xã hội.
Để làm tốt nhất phần thi sát hạch này thì bạn có thể tham khảo các đề ở năm trước để vượt qua một cách nhanh chóng và thuận lợi nhé.
Sau khi phần thi sát hạch kết thúc thì vẫn còn một vòng nữa để bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng. Bạn sẽ phải trực tiếp phỏng vấn với phần lớn hội đồng của ngân hàng. Thông thường thì ngoài những câu hỏi liên quan đến cá nhân thì các nhà tuyển dụng thường sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ. Hãy chuẩn bị thật tốt các câu hỏi dạng tình huống, kiến thức chuyên ngành và tổng hợp chí là tình hình tài chính hiện nay,…..
Luôn giữ bình tĩnh và thái độ chuyên nghiệp khi phỏng vấn
Nếu như bạn phỏng vấn thành công thì bạn sẽ được nhận vào quá trình thử việc của ngân hàng. Hãy luôn thật hòa đồng với đồng nghiệp xung quanh và luôn giữ thái độ khiêm tốn. Cũng đừng quên nỗ lực và cố gắng để hoàn thành tất cả các công việc đã được giao cho. Quá trình thử việc này chính là cánh cửa quyết định bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng hay không.
Thời gian thử việc sẽ quyết định bạn có trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng hay không
Kết bài
Như vậy thì Ub Academy đã chia sẻ cho các bạn về quy trình trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trình tự này thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm do các anh chị trong ngành chia sẻ, UB Academy tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hi vọng những chia sẻ này sẽ có ích trong quá trình bạn tìm kiếm cơ hội trở thành nhân viên Ngân hàng chính thức.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.