Thi viết vào Ngân hàng là một vòng thi căng thẳng, có tính chất chọn lọc ứng viên rất gắt gao. Thông thường, vòng thi viết sẽ bao gồm 4 phần là Nghiệp vụ, Tiếng Anh, IQ và Logic. Trong đó, IQ và Logic được đánh giá là phần dễ ăn điểm nhất và nghiệp vụ là phần thi khó nhất, đặc biệt là đề thi vào khối các ngân hàng quốc doanh. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu ôn tập từ đâu thì đừng vội bỏ qua bài chia sẻ kinh nghiệm thi viết Ngân hàng từ những người trong ngành dưới đây.
Để thi tuyển vào Ngân hàng, bạn cần có đầy đủ kiến thức nền cơ bản nhất về nghiệp vụ; và kỹ năng Ngân hàng. Bạn có thể học những kiến thức này từ trường Đại học, hoặc từ các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Bạn không nên cố gắng nhồi nhét các đề thi tuyển Ngân hàng qua các năm, hãy học thật và thi thật.
Đây là một cuốn sách cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích trước khi bạn bắt đầu công việc của một chuyên viên Ngân hàng.
Luật là chuẩn mực duy nhất, không có tam sao thất bản. Bạn nên dành thời gian trau dồi thật nhiều kiến thức Luật pháp để vững vàng hơn trong quá trình làm việc. Hãy đọc cuốn “Luật các tổ chức tín dụng 2010”. Đây là văn bản quy định khá chi tiết và các bạn cũng sẽ gặp rất nhiều các câu hỏi có liên quan trong phòng thi.
Nếu có thể, hãy tận dụng những mối quan hệ bạn có để xin được những bản ghi chép chức năng, nhiệm vụ của phòng ban bạn đang ứng tuyển; hoặc những thông tin về vị trí bạn chuẩn bị làm. Những thông tin này sẽ rất có giá trị. Nó sẽ giúp bạn vững tâm và có nhiều thứ để viết hơn khi tham gia buổi thi viết Ngân hàng.
Nhất định đừng bỏ qua bản báo cáo thường niên của Ngân hàng bạn ứng tuyển. Nếu không có nhiều thời gian, hãy đọc bản báo cáo của năm gần nhất. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình hình của Ngân hàng; biết được điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng. Biết đâu, bạn có thể đề xuất phương án khắc phục thì sao? Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng và bị thuyết phục.
Nếu bạn muốn thi vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, bạn nên đọc và hiểu sâu về các nghiệp vụ tín dụng và kỹ năng bán hàng. Nếu bạn muốn thi vào vị trí ở Treasury, bạn nên tìm hiểu các môn học của CFA đặc biệt là bộ môn Fixed income,…
Tùy thuộc vào từng vị trí, bạn hãy tìm đọc những tài liệu liên quan để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân mình. Vì đọc sách chẳng bao giờ là thừa thãi.
Nhà tuyển dụng sẽ không chỉ hỏi bạn những câu hỏi trực tiếp trong phạm vi lĩnh vực của vị trí bạn tuyển dụng. Họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan, dù ít hay nhiều. Mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng đều có ý nghĩa và mục đích. Điều này nhằm để nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ đa năng của bạn trong công việc.
Vậy nên, bạn hãy:
Để chuẩn bị thật tốt cho phần thi tiếng Anh; bạn nên dành thời gian luyện các dạng đề thi của Ngân hàng. Bạn có thể tìm những đề tham khảo trên Internet, từ bạn bè, người thân, hay từ các trung tâm đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng. Trong quá trình luyện đề, bạn đừng quên kiểm soát thời gian nghiêm ngặt, làm bài nghiêm túc như khi ngồi thi thật.
Đề thi chủ yếu về các dạng bài tập về ngữ pháp, điền từ, đọc hiểu, viết lại câu,… Nhưng bạn phải lưu ý, các bài này hầu hết từ vựng liên quan đến chủ đề về tài chính ngân hàng. Hãy trang bị cho mình vốn từ vựng chuyên ngành nhiều nhất có thể.
Đối với phần thi IQ Logic, bạn cũng cần có sự tập luyện thường xuyên. Đặc biệt chú ý về mặt thời gian khi luyện tập. Khi đi thi, bạn hãy chuẩn bị sẵn máy tính (tuy nhiên, một số Ngân hàng không cho bạn sử dụng máy tính).
Phòng chờ phỏng vấn hay chờ thi không phải địa điểm phù hợp để bạn kết bạn. Bạn nên hạn chế tối đa việc chia sẻ và bình luận các kiến thức chuyên ngành liên quan đến nội dung thi cử. Bất cứ ai bạn gặp trong vòng phỏng vấn đều là đối thủ trực tiếp của bạn.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không được phép nói chuyện với họ. Có thể nói chuyện, nhưng nhớ giữ lại cho mình những bí kíp riêng. Sau khi trúng tuyển vào Ngân hàng, bạn hoàn toàn có dư thời gian để kết bạn.
Sau khi thi xong, điều bạn cần làm không chỉ là chờ đợi kết quả. Ngay buổi tối ngày hôm đó, khi bạn vẫn nhớ rõ các chi tiết trong đề hãy ngồi ghi chép lại đề và chữa từng câu. Để đánh giá mức độ khả thi của bài thi viết, bạn hãy:
Cho dù kết quả ra sao, bạn cũng đã cố gắng hết sức mình. Vậy nên, bạn chỉ cần tiếp tục chờ đợi lời mời từ nhà tuyển dụng là được. Với từng vòng thi đều có những kinh nghiệm cụ thể và chi tiết, bạn nên tham khảo và áp dụng cho chính bản thân mình.
Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn nắm vững những kinh nghiệm thi viết Ngân hàng và xuất sắc vượt qua vòng thi viết của Ngân hàng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tuyển dụng ngân hàng, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại Diễn đàn U&Bank và Chuyên mục điểm tin UB Academy.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.