Phân loại các nhóm nợ tín dụng Ngân hàng

Đoàn Hồng Quân

Với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ Ngân hàng, cuộc sống dần dần xuất hiện các khái niệm “thẻ tín dụng”, “vay tín dụng”… và “dư nợ tín dụng”. Vậy dư nợ tín dụng là gì; và có bao nhiêu nhóm nợ tín dụng, bạn đã biết?

KHÁI NIỆM NỢ TÍN DỤNG

Có thể hiểu, nợ tín dụng là khoản ngân hàng và các tổ chức tài chính kê vào lịch sử tín dụng của bạn khi bạn vay của các tổ chức này từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay vốn, vay tín chấp,… Sau khi bạn thanh toán dần các khoản nợ này, phần nợ còn lại sẽ được gọi là dư nợ tín dụng. Cho tới khi bạn thanh toán hết, dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Dư nợ tín dụng sẽ là căn cứ để các tổ chức tài chính đánh giá độ uy tín của bạn.

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ TÍN DỤNG

Trên hệ thống CIC, lịch sử tín dụng của bạn sẽ được chia làm 5 nhóm nợ tín dụng; với các mức độ khác nhau.

NHÓM 1: DƯ NỢ TÍN DỤNG ĐẠT CHUẨN

  • Người vay thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
  • Thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày.

NHÓM 2: DƯ NỢ TÍN DỤNG CẦN LƯU Ý

  • Các khoản vay/nợ được ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1.
  • Thời gian nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.

NHÓM 3: DƯ NỢ TÍN DỤNG KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN

  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.
  • Thời gian nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.

NHÓM 4: NỢ TÍN DỤNG NGHI NGỜ MẤT VỐN

  • Thời gian nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn 30 – 90 ngày.
  • Các khoản vay/nợ được ngân hàng và các tổ chức tín dụng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2.

NHÓM 5: NỢ TÍN DỤNG CÓ KHẢ NĂNG MẤT VỐN (NỢ XẤU)

  • Thời gian nợ quá hạn hơn 180 ngày.
  • Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn lên đến hơn 90 ngày.
  • Các ngân hàng/tổ chức tín dụng đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Bắt đầu từ nhóm nợ tín dụng 2, các khoản vay thế chấp/tín chấp sẽ bị Ngân hàng cân nhắc và hồ sơ xin vay có thể bị từ chối do điểm uy tín không đạt chuẩn; và có dấu hiệu vướng vào nợ xấu. Nợ nhóm 5 thì các Ngân hàng và công ty tài chính sẽ từ chối cho vay với bất kỳ lý do gì.

Lịch sử tín dụng này sẽ lưu trữ trên CIC 5 năm kể từ lần đầu tiên mắc phải. Do đó, nếu vướng phải nợ nhóm 5 thì bạn cần ít nhất 5 năm sau khi trả hết số nợ nhóm 5 thì lịch sử CIC mới không hiện nợ xấu của bạn. Lúc đó, bạn mới có thể vay Ngân hàng hoặc các Công ty tài chính.

Trên đây là khái niệm và cách phân loại 5 nhóm nợ tín dụng Ngân hàng hiện hành. UB Academy hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng quên theo dõi Chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.

Chia sẻ bài viết

Agribank Agribank tuyển dụng Báo cáo tài chính Bảo lãnh Ngân hàng BIDV Big4 tuyển dụng Bill of Exchange cách nộp hồ sơ thuế chỉ số tài chính chỉ tiêu tài chính chia sẻ kinh nghiệm Chuẩn bị hồ sơ chứng chỉ CDCS chứng từ chuyển tiền Chuyên viên Nghiệp vụ cơ hội khi là một công chức Thuế Collection of Payment công chức công chức kho bạc nhà nước công chức loại C công chức loại D công chức ngành Thuế công chức Thuế 2022 Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp dòng tiền doanh nghiệp Đảo nợ Ngân hàng đề thi agribank đề thi bidv đề thi kho bạc nhà nước đề thi ngân hàng nhà nước đề thi thuế đề thi vietcombank điều kiện hồ sơ nhcs Điều kiện thi công chức Thuế Điều kiện thi Thuế Giao dịch viên Hệ thống SWIFT hồ sơ Agribank Hồ sơ thi công chức Thuế hồ sơ thi thuế 2022 Hồ sơ Tín dụng Hoạt động cho vay học tủ agribank học tủ bidv học tủ vietcombank hợp đồng ngoại thương hướng dẫn nộp hồ sơ thi thuế hướng dẫn nộp hồ sơ thuế Incoterms 2020 kbnn kế toán kế toán cho vay khách hàng vay vốn khách hàng VIP kho bạc nhà nước Kiểm toán hoạt động Kinh doanh Ngoại tệ kinh nghiệm hồ sơ kinh nghiệm thi Agribank kinh nghiệm thi công chức kinh nghiệm thi tuyển kinh nghiệm thi vietcombank Lãi suất thả nổi Letter of Credit Luật Kế toán lương công chức luyện thi agribank luyện thi bidv Luyện thi công chức Thuế luyện thi ngân hàng luyện thi vietcombank mã số thuế mô hình CAMELS Ngân hàng ngân hàng chính sách làm gì ngân hàng chính sách tuyển dụng 2022 Ngân hàng CSXH Ngân hàng Nhà nước ngân hàng thương mại Ngân hàng TMCP ngân hàng tuyển dụng nghiệp vụ ngân hàng Nghiệp vụ Ngân quỹ nhcs nhcs tuyển 2022 nhcs tuyển dụng nhóm nợ tín dụng Nostro và Vostro ôn thi vietcombank Phân loại nợ phân loại Séc phiếu dự tuyển nhcs phỏng vấn bidv Quan hệ khách hàng Quy trình cho vay quy trình thi vietcombank quy trình tuyển dụng công chức Thuế Review CV Review đề thi review đề thi vietcombank review thi thuế sản xuất tiền tài chính cá nhân Tài chính Doanh nghiệp Tài sản đảm bảo Thanh toán quốc tế thi bidv thi công chức thi công chức Thuế thi tuyển Agribank thi tuyển công chức thi tuyển ngân hàng Thống kê viên thư tín dụng Thuế Thuế tuyển dụng Thuế tuyển dụng 2022 thương mại quốc tế tiền tệ tín dụng Tín dụng thư Tín dụng thuê mua Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế tuyển dụng trích lập dự phòng tuyển dụng Big4 tuyển dụng công chức tuyển dụng ngân hàng tỷ suất hoàn vốn nội bộ UCP 600 URR viên chức Vietcombank Vietcombank tuyển dụng VietinBank VietinBank tuyển dụng VietinBank tuyển tập trung

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

nhan-dang-khach-hang-vay-von-co-dau-hieu-rui-ro Nhận dạng khách hàng vay vốn có dấu hiệu rủi ro Đọc Tiếp
giao-dich-vien-va-nhung-rui-ro-co-the-gap Giao dịch viên và những rủi ro có thể gặp Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.