Phân biệt các loại bảo lãnh Ngân hàng

Đoàn Hồng Quân

Tùy theo tiêu chí phân loại, bảo lãnh trong Ngân hàng được phân thành từng loại khác nhau với các đặc điểm riêng có của từng loại bảo lãnh. Trong khuôn khổ bài viết bài, UB Academy chia sẻ một số cách phân loại bảo lãnh phổ biến.

PHÂN THEO MỤC ĐÍCH CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng; đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất; và có thể không phải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoá; hoặc dự thầu xây dựng.

BẢO LÃNH DỰ THẦU

Là cam kết của ngân hàng với bên mời thầu bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp; hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu; thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui; không ký hợp đồng; hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu.

BẢO LÃNH THANH TOÁN

Được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm. Quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là quan hệ tín dụng thương mại; theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo kỳ hạn nợ cụ thể. Trong trường hợp người mua không thanh toán; hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng; thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết.

BẢO LÃNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THEO HỢP ĐỒNG

Loại bảo lãnh được sử dụng như trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình; hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị. Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

BẢO LÃNH HOÀN LẠI THANH TOÁN

Là do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh vê việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh; và phải hoàn trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh; thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.

Phân biệt các loại bảo lãnh Ngân hàng

PHÂN THEO PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

BẢO LÃNH TRỰC TIẾP

Là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh. Trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần phải qua một ngân hàng trung gian nào cả.

Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh

Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp:

(1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

(2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh.

Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận).

BẢO LÃNH GIÁN TIẾP

Là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này; người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành; thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra.

Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đổi từ người được bảo lãnh.

Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh; Ngân hàng chỉ thị; Người được bảo lãnh và Người hưởng thụ bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài; và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng. Do vậy, quyền lợi của người thụ hưởng được bảo vệ chắc hơn.

Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp

  1. Hợp đồng gốc
  2. Khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân hàng chính phát hành bảo lãnh.
  3. Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh; đồng thời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng.
  4. Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh: có thể chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng

Phân biệt các loại bảo lãnh Ngân hàng

Minh họa về một quy trình phát hành bảo lãnh ngân hàng. (Ảnh: Internet)

PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC

Là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh; người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh ở trong phạm vi 1 quốc gia. Các hình thức áp dụng cho loại này là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.

BẢO LÃNH NGÂN HÀNG NGOÀI NƯỚC

Là loại hình bảo lãnh mà trong đó chỉ có một bên ở trong nước, còn bên kia ở nước ngoài. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các trường hợp sau:

  • Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm
  • Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài
  • Phát hành thư bảo lãnh
  • Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ

PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC SỬ DỤNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

BẢO LÃNH VÔ ĐIỀU KIỆN (BẢO LÃNH THEO YÊU CẦU)

Là loại bảo lãnh mà trong đó việc thanh toán sẽ được thực hiện ngày sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên của người thụ hưởng mà không cần bất cứ môt chứng từ hay một tờ giấy nào kèm theo. Ngân hàng xem đó như một lệnh thanh toán không thể từ chối. Điều đó thể hiện loại hình này có tính độc lập rất cao. Nó được sử dụng khá phổ biến vì nó có lợi cho người thụ hưởng.

Tuy nhiên, lại có nhược điểm là mang tính chủ quan trong việc đòi bồi thường; do đó có thể xảy ra lừa đảo, gian lận nếu người thụ hưởng không trung thực. Vì vậy, khi sử dụng loại bảo lãnh này các bên đối tác phải có độ tin cậy cao.

BẢO LÃNH CÓ ĐIỀU KIỆN

Là loại hình mà khi người thụ hưởng muốn được trả tiền phải xuất trình chứng từ; hoặc giấy tờ chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đối tác. Loại này có nhược điểm là người thụ hưởng sẽ phải chịu sự chậm trễ trong thanh toán bồi thường; và nó còn có thể gây ra tranh chấp giữa các đối tác. Với các điều kiện về chứng từ như thế thì đấy là một loại bảo lãnh kém linh hoạt nên ít được sử dụng trong các dịch vụ của ngân hàng thương mại.

Như vậy, với những ý nghĩa của nghiệp vụ bảo lãnh cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới; áp dụng trong điều kiện kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường; việc ra đời và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng là một tất yếu khách quan.

Đừng quên theo dõi Chuyên mục kiến thức UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật các tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.

Chia sẻ bài viết

Agribank Agribank tuyển dụng Báo cáo tài chính Bảo lãnh Ngân hàng BIDV Big4 tuyển dụng Bill of Exchange cách nộp hồ sơ thuế chỉ số tài chính chỉ tiêu tài chính chia sẻ kinh nghiệm Chuẩn bị hồ sơ chứng chỉ CDCS chứng từ chuyển tiền Chuyên viên Nghiệp vụ cơ hội khi là một công chức Thuế Collection of Payment công chức công chức kho bạc nhà nước công chức loại C công chức loại D công chức ngành Thuế công chức Thuế 2022 Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp dòng tiền doanh nghiệp Đảo nợ Ngân hàng đề thi agribank đề thi bidv đề thi kho bạc nhà nước đề thi ngân hàng nhà nước đề thi thuế đề thi vietcombank điều kiện hồ sơ nhcs Điều kiện thi công chức Thuế Điều kiện thi Thuế Giao dịch viên Hệ thống SWIFT hồ sơ Agribank Hồ sơ thi công chức Thuế hồ sơ thi thuế 2022 Hồ sơ Tín dụng Hoạt động cho vay học tủ agribank học tủ bidv học tủ vietcombank hợp đồng ngoại thương hướng dẫn nộp hồ sơ thi thuế hướng dẫn nộp hồ sơ thuế Incoterms 2020 kbnn kế toán kế toán cho vay khách hàng vay vốn khách hàng VIP kho bạc nhà nước Kiểm toán hoạt động Kinh doanh Ngoại tệ kinh nghiệm hồ sơ kinh nghiệm thi Agribank kinh nghiệm thi công chức kinh nghiệm thi tuyển kinh nghiệm thi vietcombank Lãi suất thả nổi Letter of Credit Luật Kế toán lương công chức luyện thi agribank luyện thi bidv Luyện thi công chức Thuế luyện thi ngân hàng luyện thi vietcombank mã số thuế mô hình CAMELS Ngân hàng ngân hàng chính sách làm gì ngân hàng chính sách tuyển dụng 2022 Ngân hàng CSXH Ngân hàng Nhà nước ngân hàng thương mại Ngân hàng TMCP ngân hàng tuyển dụng nghiệp vụ ngân hàng Nghiệp vụ Ngân quỹ nhcs nhcs tuyển 2022 nhcs tuyển dụng nhóm nợ tín dụng Nostro và Vostro ôn thi vietcombank Phân loại nợ phân loại Séc phiếu dự tuyển nhcs phỏng vấn bidv Quan hệ khách hàng Quy trình cho vay quy trình thi vietcombank quy trình tuyển dụng công chức Thuế Review CV Review đề thi review đề thi vietcombank review thi thuế sản xuất tiền tài chính cá nhân Tài chính Doanh nghiệp Tài sản đảm bảo Thanh toán quốc tế thi bidv thi công chức thi công chức Thuế thi tuyển Agribank thi tuyển công chức thi tuyển ngân hàng Thống kê viên thư tín dụng Thuế Thuế tuyển dụng Thuế tuyển dụng 2022 thương mại quốc tế tiền tệ tín dụng Tín dụng thư Tín dụng thuê mua Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế tuyển dụng trích lập dự phòng tuyển dụng Big4 tuyển dụng công chức tuyển dụng ngân hàng tỷ suất hoàn vốn nội bộ UCP 600 URR viên chức Vietcombank Vietcombank tuyển dụng VietinBank VietinBank tuyển dụng VietinBank tuyển tập trung

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

Giao dịch viên là gì? Cơ hội thăng tiến của nghề Giao dịch viên Ngân hàng Giao dịch viên là gì? Cơ hội thăng tiến của nghề Giao dịch viên Đọc Tiếp
Cấu trúc đề thi Ngân hàng Chính sách xã hội Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.