Nghiệp vụ Ngân quỹ tại Ngân hàng là gì?

Đoàn Hồng Quân

Ngân quỹ là yếu tố quan trọng trong hoạt động mỗi Ngân hàng. Nếu bạn là một nhân viên Ngân hàng mới, bạn sẽ cần hiểu rõ hơn về mảng nghiệp vụ này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn toàn diện về nghiệp vụ Ngân quỹ Ngân hàng tại Việt Nam.

NỘI DUNG NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ

Nghiệp vụ Ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt.

Mức tồn quỹ tiền mặt ở mỗi tổ chức tín dụng phụ thuộc vào quy mô hoạt động; tính chất thường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của tổ chức tín dụng đó.

Các tổ chức tín dụng luôn phải cân nhắc các yếu tố trên để tự xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu cho mình. Một mặt đảm bảo thực hiện nhu cầu thu, chi tiền mặt bất cứ lúc nào; mặt khác không để tồn quỹ tiền mặt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng.

Quỹ tiền mặt do bộ phận ngân quỹ (hay phòng ngân quỹ) thực hiện và bảo quản trong kho, két tuyệt đối an toàn. Tại bộ phận ngân quỹ bố trí thủ quỹ và các nhân viên kiểm ngân. Thủ quỹ chịu trách nhiệm về số tài sản trong kho, két.

Việc tổ chức công tác quỹ phụ thuộc vào mô hình giao dịch Ngân hàng lựa chọn: mô hình giao dịch nhiều cửa hay mô hình giao dịch một cửa.

  • Trong mô hình giao dịch nhiều cửa: quỹ là một bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu (chi) tiền mặt từ (cho) khách hàng.
  • Với mô hình giao dịch một cửa: mỗi đầu ngày, cuối ngày, quỹ chính thực hiện việc giao (nhận) tiền mặt cho các giao dịch viên (Teller) phù hợp với hạn mức quỹ mà các giao dịch viên được nắm giữ.

Như vậy, khi có nghiệp vụ tiền mặt phát sinh; quỹ không phải trực tiếp thu – chi tiền mặt cho khách hàng (trừ các giao dịch vượt hạn mức giao dịch của các giao dịch viên).

TÀI KHOẢN, CHỨNG TỪ VÀ SỔ SÁCH SỬ DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ

TÀI KHOẢN

Tài khoản “Tiền mặt tại đơn vị” – 1011

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các Tổ chức tín dụng.

  • Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ
  • Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ
  • Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD
  • Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản “Tiền mặt đang vận chuyển” – 1019

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt xuất từ quỹ tiền mặt tại đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.

  • Bên Nợ ghi: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
  • Bên Có ghi: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận
  • Số dư Nợ: Số TM thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang trên đường vận chuyển
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến.

Tài khoản “Tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị” – 1031

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của Tổ chức tín dụng.

  • Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ
  • Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ
  • Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của TCTD
  • Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản “Ngoại tệ đang vận chuyển” – 1039

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.

  • Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
  • Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ đã vận chuyển đến đơn vị nhận
  • Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận ngoại tệ vận chuyển đến.

Tài khoản “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý” – 3614

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ của Tổ chức Tín dụng.

  • Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD phải thu
  • Bên Có ghi: Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
  • Số dư Nợ: Phản ánh số tiền TCTD còn phải thu
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán

Tài khoản “Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý” – 461

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ của Tổ chức Tín dụng.

  • Bên Có ghi: Số tiền TCTD phải trả
  • Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào TK khác
  • Số dư Có: Phản ánh số tiền TCTD còn phải trả
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán

CHỨNG TỪ

Nếu thu tiền mặt

  • Giấy nộp tiền (dùng cho khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng)
  • Phiếu thu (dùng cho nội bộ Ngân hàng)

Nếu chi tiền mặt

  • Séc lĩnh tiền mặt (dùng cho khách hàng lĩnh tiền từ TKTG)
  • Giấy lĩnh tiền mặt (dùng trong trường hợp cho vay)
  • Phiếu chi (dùng cho nội bộ Ngân hàng)

SỔ SÁCH

Tại bộ phận kế toán mở các loại sổ sau

  • Sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời): Do kiểm soát tiền mặt giữ để ghi chép tất cả các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ tiền mặt phát sinh. Dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Cuối ngày khoá sổ tìm tổng tiền mặt thu vào, tổng tiền mặt chi ra trong ngày và tồn quỹ cuối ngày. Đối chiếu với thủ quỹ.
  • Sổ kế toán chi tiết tiền mặt: Sổ này dùng để ghi tổng số tiền mặt thu, chi trong ngày và tồn quỹ tiền mặt cuối ngày (mỗi ngày một dòng). Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng.

Căn cứ để lập sổ kế toán chi tiết tiền mặt là nhật ký quỹ. Cuối ngày cộng sổ nhật ký quỹ để có tổng thu tiền mặt, tổng chi tiền mặt trong ngày. Căn cứ vào số tổng thu để vào cột phát sinh bên Nợ, số tổng chi vào cột phát sinh bên Có. Sau khi vào số phát sinh bên Nợ và bên Có sẽ rút số dư cuối ngày của tài khoản tiền mặt, số dư Nợ tài khoản tiền mặt cuối ngày phải bằng tồn quỹ tiền mặt cuối ngày trên sổ sách và tồn quỹ thực tế do thủ quỹ quản lý.

Tại bộ phận quỹ nghiệp vụ mở các loại sổ sau

  • Sổ quỹ: Được đóng thành quyển (đánh số trang liên tục, đóng dấu giáp lai): Do thủ quỹ giữ để ghi chép các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ thu chi tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế để đối chiếu với kế toán và tiền mặt tồn quỹ bảo quản trong kho, két. Nếu thực hiện giao dịch một cửa thì sổ này do nhân viên giao dịch (Teller) trực tiếp giữ.
  • Các loại sổ khác: Sổ theo dõi các loại tiền thu, chi để phục vụ thống kê các loại tiền.

Trên đây là thông tin về Nghiệp vụ Ngân quỹ tại các Ngân hàng có thể bạn cần biết. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân. Hy vọng bài viết do UB Academy tổng hợp và biên soạn đã giúp bạn hiểu hơn về nghiệp vụ Ngân quỹ của Ngân hàng. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.

Chia sẻ bài viết

Agribank Agribank tuyển dụng Báo cáo tài chính Bảo lãnh Ngân hàng BIDV Big4 tuyển dụng Bill of Exchange cách nộp hồ sơ thuế chỉ số tài chính chỉ tiêu tài chính chia sẻ kinh nghiệm Chuẩn bị hồ sơ chứng chỉ CDCS chứng từ chuyển tiền Chuyên viên Nghiệp vụ cơ hội khi là một công chức Thuế Collection of Payment công chức công chức kho bạc nhà nước công chức loại C công chức loại D công chức ngành Thuế công chức Thuế 2022 Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp dòng tiền doanh nghiệp Đảo nợ Ngân hàng đề thi agribank đề thi bidv đề thi kho bạc nhà nước đề thi ngân hàng nhà nước đề thi thuế đề thi vietcombank điều kiện hồ sơ nhcs Điều kiện thi công chức Thuế Điều kiện thi Thuế Giao dịch viên Hệ thống SWIFT hồ sơ Agribank Hồ sơ thi công chức Thuế hồ sơ thi thuế 2022 Hồ sơ Tín dụng Hoạt động cho vay học tủ agribank học tủ bidv học tủ vietcombank hợp đồng ngoại thương hướng dẫn nộp hồ sơ thi thuế hướng dẫn nộp hồ sơ thuế Incoterms 2020 kbnn kế toán kế toán cho vay khách hàng vay vốn khách hàng VIP kho bạc nhà nước Kiểm toán hoạt động Kinh doanh Ngoại tệ kinh nghiệm hồ sơ kinh nghiệm thi Agribank kinh nghiệm thi công chức kinh nghiệm thi tuyển kinh nghiệm thi vietcombank Lãi suất thả nổi Letter of Credit Luật Kế toán lương công chức luyện thi agribank luyện thi bidv Luyện thi công chức Thuế luyện thi ngân hàng luyện thi vietcombank mã số thuế mô hình CAMELS Ngân hàng ngân hàng chính sách làm gì ngân hàng chính sách tuyển dụng 2022 Ngân hàng CSXH Ngân hàng Nhà nước ngân hàng thương mại Ngân hàng TMCP ngân hàng tuyển dụng nghiệp vụ ngân hàng Nghiệp vụ Ngân quỹ nhcs nhcs tuyển 2022 nhcs tuyển dụng nhóm nợ tín dụng Nostro và Vostro ôn thi vietcombank Phân loại nợ phân loại Séc phiếu dự tuyển nhcs phỏng vấn bidv Quan hệ khách hàng Quy trình cho vay quy trình thi vietcombank quy trình tuyển dụng công chức Thuế Review CV Review đề thi review đề thi vietcombank review thi thuế sản xuất tiền tài chính cá nhân Tài chính Doanh nghiệp Tài sản đảm bảo Thanh toán quốc tế thi bidv thi công chức thi công chức Thuế thi tuyển Agribank thi tuyển công chức thi tuyển ngân hàng Thống kê viên thư tín dụng Thuế Thuế tuyển dụng Thuế tuyển dụng 2022 thương mại quốc tế tiền tệ tín dụng Tín dụng thư Tín dụng thuê mua Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế tuyển dụng trích lập dự phòng tuyển dụng Big4 tuyển dụng công chức tuyển dụng ngân hàng tỷ suất hoàn vốn nội bộ UCP 600 URR viên chức Vietcombank Vietcombank tuyển dụng VietinBank VietinBank tuyển dụng VietinBank tuyển tập trung

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

Hệ thống UCHI là gì? Những điều QHKH & HTTD cần phải biết Hệ thống UCHI là gì? Những điều QHKH và HTTD cần phải biết Đọc Tiếp
Cách đọc và phân tích báo cáo tài chính Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.