Thị trường tài chính tiền tệ luôn dậy sóng với những biến đổi thất thường của lãi suất liên ngân hàng, của tỷ giá đồng USD. Ngay cả các ngân hàng cũng không lường hết được những thay đổi ấy. Các bạn làm trong lĩnh vực ngân hàng nên hiểu rõ cách thức kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN KHI GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VÀ PHẠM VI GIAO DỊCH
Hoạt động giao dịch hối đoái của Ngân hàng bao gồm:
Phạm vi giao dịch:
Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các họat động giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện họat động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh, phòng giao dịch.
Các loại hình giao dịch:
Các loại hình giao dịch hối đoái được phép tiến hành bao gồm:
Đồng tiền giao dịch:
Các giao dịch hối đoái được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam hoặc giữa các loại ngoại tệ với nhau. Các loại ngoại tệ được phép giao dịch là các ngoại tệ được niêm yết trên Bảng tỉ giá công bố hàng ngày của Ngân hàng. Việc công bố loại ngoại tệ nào trên Bảng công bố tỉ giá hàng ngày do quy đinh của từng ngân hàng.
Đặt cọc:
Để đảm bảo cho các giao dịch giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn; Ngân hàng có thể yêu cầu đối tác; hoặc khách hàng đặt cọc cho Ngân hàng; hoặc Ngân hàng có thể đặt cọc cho đối tác/ khách hàng. Quyền yêu cầu đặt cọc và thỏa thuận mức đặt cọc do quy đinh của từng ngân hàng. Số tiền đặt cọc và khoản lãi từ tiền cọc (nếu có) sẽ được hoàn trả lại cho đối tác hoặc khách hàng, hoặc Ngân hàng được nhận lại từ phía đối tác hoặc khách hàng khi các bên trong giao dịch đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
NGUYÊN TẮC NIÊM YẾT TỈ GIÁ VÀ PHÍ QUYỀN CHỌN
Bộ phận nguồn vốn là nơi lập Bảng niêm yết tỉ giá giao dịch hàng ngày; áp dụng thống nhất cho toàn Ngân hàng. Tỷ giá niêm yết này được tính toán bằng các kỹ thuật; sao cho vừa phù hợp với cung cầu thị trường; vừa nằm trong biên độ giao động cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Bảng niêm yết tỉ giá đầu ngày phải được lập và cập nhật vào hệ thống chương trình quản lý của Ngân hàng trên máy tính; chậm nhất là đầu giờ làm việc của ngày làm việc. Tỷ giá cũng ngay lập tức phải chuyển đi các chi nhánh; và phải nhập tỉ giá vào bảng điện tử của hội sở để các khách hàng có thể tham chiếu được ngay.
Trong ngày làm việc, nếu có phát sinh biến động lớn về tỉ giá của một loại ngoại tệ niêm yết nào đó thì phải lập bảng niêm yết tỉ giá giao dịch mới; và thực hiện công bố tỉ giá tương tự như việc công bố tỉ giá đầu ngày làm việc.
Chi nhánh khi nhận được Bảng niêm yết tỉ giá giao dịch phải cập nhật ngay vào Bảng niêm yết tỉ giá giao tại quầy giao dịch trực tiếp với khách hàng và thông báo ngay cho các bộ phận có liên quan thuộc đơn vị mình.
Đối với giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi; có thể thực hiện giao dịch theo tỉ giá niêm yết; hoặc tỉ giá thương lượng giữa Ngân hàng với khách hàng; hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo tỉ giá giao dịch phù hợp với tỉ giá của thị trường tại thời điểm giao dịch; và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giao dịch về giao ngay; kỳ hạn và hoán đổi.
Mức phí quyền chọn được thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng; hoặc đối tác khi thực hiện quyền chọn. Bộ phận nguồn vốn căn cứ vào mức phí quyền chọn trong giao dịch với đối tác trên thị trường quốc tế; tại thời điểm giao dịch để quyết định phí quyền chọn cho khách hàng/ đối tác.
THỰC HIỆN GIAO DỊCH VỚI ĐỐI TÁC HOẶC KHÁCH HÀNG
Việc thực hiện giao dịch với đối tác /khách hàng do Dealer thực hiện. Các phương tiện được thực hiện trong giao dịch là: điện thoại, fax. Cần lưu ý rằng tất cả các giao dịch qua điện thoại được coi là hợp lệ khi giao dịch được thực hiện thông qua của Ngân hàng
TẠO DỮ LIỆU GIAO DỊCH
Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch với đối tác/khách hàng. Dealer phải nhập nội dung của giao dịch vào hệ thống quản lý giao dịch (trading system); và in ra “Phiếu giao dịch” ngay lập tức để chuyển sang cho Bộ phận kiểm soát rủi ro.
KIỂM SOÁT GIAO DỊCH
Ngay sau khi nhận được giao dịch từ hệ thống quản lý giao dịch; hoặc “Phiếu giao dịch” cho Dealer chuyển sang; Bộ phận kiểm soát rủi ro phải thực hiện các bước sau:
Trong trường hợp giao dịch không đảm bảo một trong các yêu cầu trên; nhân viên kiểm soát rủi ro được quyền không duyệt; và phải tiến hành lập ngay biên bản vi phạm giao dịch. Đồng thời, báo cáo kịp thời cho cấp quản lý trực tiếp của bộ phận kiểm soát rủi ro để xử lý. Khi giao dịch đảm bảo các điều kiện nêu trên; nhân viên kiểm soát rủi ro tiến hành duyệt giao dịch trên hệ thống giao dịch; hoặc ký tên trên “phiếu giao dịch” và chuyển sang cho bộ phận hỗ trợ giao dịch (back office).
Xác nhận giao dịch
Việc thực hiện xác nhận do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện:
Đối với giao dịch hối đoái giao ngay (spot): Chỉ cần xác nhận lại với đối tác; hoặc khách hàng bằng fax; văn bản hoặc điện xác nhận (swift);
Đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn (forward): Hoán đổi và quyền chọn thì ngân hàng và đối tác; hoặc khách hàng phải ký kết hợp đồng chi tiết bằng văn bản hoặc điện xác nhận.
Đối với các giao dịch được xác nhận bằng hợp đồng: Ngân hàng và đối tác/khách hàng phải ký hợp đồng ngay khi thực hiện giao dịch; và hợp đồng phải được gửi đi trong ngày giao dịch (căn cứ vào dấu của bưu điện).
Với các giao dịch được xác nhận bằng fax: Hợp đồng phải gửi đi ngay sau khi Dealer tạo dữ liệu giao dịch; hoặc sau khi nhận được hợp đồng do đối tác/khách hàng gửi đến. Tất cả giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày.
Còn đối với các giao dịch được xác nhận bằng điện xác nhận: Xác nhận giao dịch phải gửi đi trong phiên kết nối vào hệ thống swift gần nhất. Tất cả các giao dịch trong ngày phải được xác nhận hoàn tất trong ngày.
Thanh toán giao dịch
Việc thực hiện thanh toán giao dịch do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện.
Giao dịch giao ngay: Việc thanh toán theo thỏa thuận cụ thể về thời điểm chuyển tiền đối với đối tác/khách hàng; nhưng phải thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán;
Giao dịch kỳ hạn: Ngày thanh toán là ngày làm việc cuối cùng của kỳ hạn giao dịch; và được ghi rõ trong hợp đồng đã đuợc ký kết. Ngân hàng chỉ được phép chuyển tiền khi đến hạn thanh toán;
Giao dịch hoán đổi:
Thanh toán bù trừ:
Thanh toán bù trừ là việc chỉ thanh toán phần chênh lệch giữa các giao dịch mua; và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ; hoặc của một lọai tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau; cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng với đối tác/khách hàng. Để thực hiện thanh toán bù trừ; ngân hàng và đối tác khách hàng giao dịch phải có thỏa thuận thanh toán bù trừ bằng văn bản riêng.
Theo dõi thanh toán đi và thanh toán đến
Việc theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi; và thanh toán đến do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện.
Theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đến: bao gồm theo dõi tất cả các khoản tiền thanh toán đến trong ngày; căn cứ vào các hợp đồng giao dịch đã thực hiện với đối tác hoặc khách hàng; đối chiếu nội dung nhận tiền, số tiền thực nhận với nội dung, số tiền trên hợp đồng giao dịch.
Theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi: bao gồm theo dõi tất cả các khoản tiền phải thanh toán đi trong ngày; căn cứ vào các hợp đồng giao dịch đã được thực hiện với đối tác/khách hàng; đối chiếu nội dung chuyển tiền; số tiền thực chuyển trên chứng từ thanh toán đi với nội dung; số tiền trên hợp đồng giao dịch.
Quy trình nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh ngoại tệ thì chỉ có như vậy. Tùy theo mỗi ngân hàng mà chia ra các phòng ban chức năng và nhân sự khác nhau.
Tuy nhiên nói gì thì nói bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải đảm bảo ba nhóm sau:
Có điều cần chú ý là các ngân hàng luôn quy định; phòng làm việc của bộ phận giao dịch phải tách biệt với bộ phận kiểm soát rủi ro; và bộ phận hỗ trợ giao dịch; và việc sử dụng các trang thiết bị thông tin cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của mỗi ngân hàng.
Quy trình này chưa đề cập đến công tác hạch toán trong kinh doanh ngoại tệ; cũng là một công việc khá phức tạp và khó trình bày. Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo các văn bản sau để hiểu rõ cách thức hạch toán của các nghiệp vụ ngân hàng nói chung; và nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nói riêng:
Trên đây là kiến thức căn bản về kinh doanh ngoại tệ có thể bạn sẽ cần. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB Academy; Diễn đàn U&Bank và Blog LearnID để cập nhật thêm kiến thức mới về ngành Ngân hàng.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.