Đảo nợ là gì? Đảo nợ Ngân hàng như thế nào?

Hằng Nguyễn Minh

Làm trong ngành ngân hàng, ít nhiều bạn đã nghe cụm từ “đảo nợ ngân hàng” và cán bộ tín dụng lâu năm có lẽ đã quen thuộc với việc “đảo nợ”. Vậy đảo nợ là gì? Đảo nợ tốt hay xấu? Đảo nợ có bị nghiêm cấm không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ các khái niệm của đảo nợ nhằm hiểu rõ bản chất của đảo nợ và vận dụng như thế nào để tránh những “sai lầm”.

KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO NỢ LÀ GÌ?

Thông thường, khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có các cách xử lý:

  • Chuyển nợ qua hạn
  • Gia hạn nợ

Cả hai cách xử lý như trên tuy phản ánh trung thực chất lượng của khoản vay; nhưng ảnh hưởng đến phân nhóm nợ của ngân hàng; và làm tăng chi phí dự phòng.

  • Dùng kỹ thuật: để đảm bảo “hình ảnh đẹp” của dư nợ vay. Nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng “tìm cách” trả dứt món nợ tới hạn; sau đó lại cho vay món mới theo kế hoạch kinh doanh mới. Thực chất đây vẫn là để khách hàng tiếp tục món nợ cũ. Việc trả dứt một khoản nợ và tiếp tục vay một khoản khác được xem như bình thường và không phải là đảo nợ. Tuy nhiên, bản chất của cách này là “đảo nợ ngân hàng”.

KHÁI NIỆM THỨ NHẤT ĐẢO NỢ LÀ GÌ?

Đảo nợ ngân hàng được định nghĩa một cách đơn giản, đó là cho giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ (cụm từ “đảo nợ” ở đây được hiểu theo đúng nghĩa đen). Thực chất tiền không ra khỏi kho của Ngân hàng; chỉ là sử dụng tiền của món vay mới để trả nợ cho món vay cũ.

Hiện tượng đảo nợ hoàn toàn bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng theo quy chế cho vay vốn của Ngân hàng Nhà nước; và chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này (thường dùng để đảo nợ vay nước ngoài và nợ công).

KHÁI NIỆM THỨ HAI ĐẢO NỢ LÀ GÌ?

Vì khái niệm thứ nhất bị nghiêm cấm nên xuất hiện khái niệm thứ hai.

Đảo nợ ngân hàng là thay món nợ cũ bằng một món nợ mới “sạch sẽ”. Bản thân cụm từ này không có lỗi; nhưng nhiều người biến tấu vận dụng nó theo nghĩa tiêu cực nên Ngân Hàng Nhà Nước liệt vào dạng vi phạm; và sẽ bị phạt hành chính được nêu trong Nghị định 202.

Tại điểm c, khoản 4, Điều 14 (Vi phạm về cho vay) Nghị định số 202/2004/NĐ-CP 10/12/2004 có quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: … c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi; đảo nợ không theo quy định của pháp luật”.

Phân tích cụ thể

  • Khách hàng đang làm ăn tốt, khi món nợ đến kỳ đáo hạn ngân hàng nhưng khách hàng chưa thu tiền về kịp; khi đó họ sẽ làm gì để trả nợ cho Ngân Hàng?
  • Khách hàng sẽ vay món tiền trước; sau đó trả nợ ngân hàng và xin vay lại vì đang làm ăn tốt. Sau đó tiền về họ trả lại ngân hàng và tái kinh doanh. Điều này không xấu nhưng rất hiếm khi xảy ra.
  • Khách hàng làm ăn không hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ khi đáo hạn. Họ sẽ làm gì để trả có thể trả nợ? Ngân hàng bị ảnh hưởng gì?

Trước tiên, ngân hàng sẽ bị thiệt do không thu hồi nợ đúng thời hạn. Nợ xấu tiềm năng gia tăng dẫn đến trích dự phòng tăng; kéo theo chất lượng tín dụng không tốt, Tiếp theo vốn khả dụng giảm, sau đó cho vay giảm và cuối cùng lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Do đó để tránh tình trạng này, Ngân Hàng (chủ yếu là cán bộ tín dụng) kết hợp với khách hàng “hô biến” món nợ xấu (cũ) thành món nợ mới (tốt như bình thường) bằng cách để khách hàng có thể vay ở ngoài để trả nợ trước; sau đó Ngân hàng cho khách hàng vay lại. Tức là “vay cũ” thành “vay mới”.

Nói chung, về nguyên tắc, cách này không tốt và cực kỳ nguy hiểm; bởi khách hàng làm ăn không hiệu quả mà “tái vay” thì lại càng nguy hiểm.

ĐẢO NỢ NGÂN HÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Đối với ngân hàng Nhà Nước, việc đảo nợ là vi phạm. Nhưng một số lý do như tránh trích lập dự phòng cho ngân hàng; hay hỗ trợ khách hàng tốt đang gặp khó khăn buộc cán bộ tín dụng phải đảo nợ cho khách hàng. Tất nhiên việc này không thể qua mắt thanh tra nhà nước; nhưng để cho qua thì việc đảo nợ phải hợp lý. Đây là một vấn đề đối với từng cán bộ tín dụng; vì không ở đâu dám công khai dạy việc này.

Việc đảo nợ phải đảm bảo:

  • Không đảo nợ theo cách khái niệm 1; tức là tiền không ra khỏi Ngân hàng.
  • Thời gian trả tiền vào và thời gian giải ngân là khác nhau: Cụ thể là phải khác ngày vì cuối ngày in sao kê 2 món có cùng số tiền, cùng khách hàng và có cả hai nghiệp vụ phát sinh có nghĩa là đảo nợ khống.
  • Có thể dùng nguồn tiền khác ngoài kinh doanh của khách hàng để đảo nợ. Việc này cán bộ tín dụng tinh ý sẽ biết là gì và nguồn rất nhiều. Tuy nhiên để làm được, cán bộ tín dụng và khách hàng phải chủ động tránh để nước đến chân mới nhảy.
  • Trường hợp dùng tên người khác làm món vay mới là chấp nhận được. Tuy nhiện để hoàn thiện được một bộ hồ sơ là tương đối mất thời gian.

Trên đây là bài viết về khái niệm đảo nợ là gì và những phân tích xoay quanh vấn đề đảo nợ ngân hàng. Hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời mình mong muốn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm UB AcademyDiễn đàn U&Bank và Blog LearnID để cập nhật tin tức mới về ngành Ngân hàng.

Chia sẻ bài viết

Agribank Agribank tuyển dụng Báo cáo tài chính Bảo lãnh Ngân hàng BIDV Big4 tuyển dụng Bill of Exchange cách nộp hồ sơ thuế chỉ số tài chính chỉ tiêu tài chính chia sẻ kinh nghiệm Chuẩn bị hồ sơ chứng chỉ CDCS chứng từ chuyển tiền Chuyên viên Nghiệp vụ cơ hội khi là một công chức Thuế Collection of Payment công chức công chức kho bạc nhà nước công chức loại C công chức loại D công chức ngành Thuế công chức Thuế 2022 Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp dòng tiền doanh nghiệp Đảo nợ Ngân hàng đề thi agribank đề thi bidv đề thi kho bạc nhà nước đề thi ngân hàng nhà nước đề thi thuế đề thi vietcombank điều kiện hồ sơ nhcs Điều kiện thi công chức Thuế Điều kiện thi Thuế Giao dịch viên Hệ thống SWIFT hồ sơ Agribank Hồ sơ thi công chức Thuế hồ sơ thi thuế 2022 Hồ sơ Tín dụng Hoạt động cho vay học tủ agribank học tủ bidv học tủ vietcombank hợp đồng ngoại thương hướng dẫn nộp hồ sơ thi thuế hướng dẫn nộp hồ sơ thuế Incoterms 2020 kbnn kế toán kế toán cho vay khách hàng vay vốn khách hàng VIP kho bạc nhà nước Kiểm toán hoạt động Kinh doanh Ngoại tệ kinh nghiệm hồ sơ kinh nghiệm thi Agribank kinh nghiệm thi công chức kinh nghiệm thi tuyển kinh nghiệm thi vietcombank Lãi suất thả nổi Letter of Credit Luật Kế toán lương công chức luyện thi agribank luyện thi bidv Luyện thi công chức Thuế luyện thi ngân hàng luyện thi vietcombank mã số thuế mô hình CAMELS Ngân hàng ngân hàng chính sách làm gì ngân hàng chính sách tuyển dụng 2022 Ngân hàng CSXH Ngân hàng Nhà nước ngân hàng thương mại Ngân hàng TMCP ngân hàng tuyển dụng nghiệp vụ ngân hàng Nghiệp vụ Ngân quỹ nhcs nhcs tuyển 2022 nhcs tuyển dụng nhóm nợ tín dụng Nostro và Vostro ôn thi vietcombank Phân loại nợ phân loại Séc phiếu dự tuyển nhcs phỏng vấn bidv Quan hệ khách hàng Quy trình cho vay quy trình thi vietcombank quy trình tuyển dụng công chức Thuế Review CV Review đề thi review đề thi vietcombank review thi thuế sản xuất tiền tài chính cá nhân Tài chính Doanh nghiệp Tài sản đảm bảo Thanh toán quốc tế thi bidv thi công chức thi công chức Thuế thi tuyển Agribank thi tuyển công chức thi tuyển ngân hàng Thống kê viên thư tín dụng Thuế Thuế tuyển dụng Thuế tuyển dụng 2022 thương mại quốc tế tiền tệ tín dụng Tín dụng thư Tín dụng thuê mua Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế tuyển dụng trích lập dự phòng tuyển dụng Big4 tuyển dụng công chức tuyển dụng ngân hàng tỷ suất hoàn vốn nội bộ UCP 600 URR viên chức Vietcombank Vietcombank tuyển dụng VietinBank VietinBank tuyển dụng VietinBank tuyển tập trung

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

Vị trí Thanh toán quốc tế trong Ngân hàng Đọc Tiếp
Chinh phục vòng phỏng vấn BIDV Ngân hàng câu hỏi phỏng vấn BIDV mới nhất năm 2022 Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.