Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và tùy mục đích phân tích các bạn có thể lựa chọn chỉ tiêu tài chính càn thiết để tính toán và phân tích Báo cáo tài chính, nhằm phục vụ nhu cầu của mình. Dưới đây là tổng hợp các loại chỉ tiêu tài chính, công thức và ý nghĩa của từng loại.
NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN
Công thức: Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm tới
Đánh giá:
- Trên 1 lần: An toàn
- Dưới 1 lần: Doanh nghiệp có thể đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến VLĐ ròng âm
HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH
- Công thức: (Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + phải thu ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)
- Ý nghĩa: Đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn
- Đánh giá: trên 0,5 lần là an toàn
KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY
Dựa trên lợi nhuận
Công thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi ( EBIT) /chi phí trả lãi vay
Ý nghĩa: Đánh giá mức đọ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm
Đánh giá:
- Mức an toàn tối thiểu là 2 lần
- Nhở hơn 1: DN bị lỗ
KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ VAY
Dựa trên lưu chuyển tiền tệ
Công thức: (Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế thu nhập + Chi phí trả lãi vay) / chi phí trả lãi vay
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng trả lãi vay bằng tiền mặt chứ không phải từ lợi nhuận hạch toán
Đánh giá:
- Mức an toàn tối thiểu là 2 lần
- Nhỏ hơn 1: Doanh nghiệp bị lỗ
KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY
Công thức: (LNTT + Khấu hao + Chi phí trả lãi vay) / (Tiền trả nợ gốc + Chi phí trả lãi vay)
Ý nghĩa:
- Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
- Tỷ số nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình; hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
- Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao
Đánh giá: Mức an toàn tối thiểu – 1 lần
NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (CƠ CẤU VỐN)
HỆ SỐ TỰ TÀI TRỢ
Công thức: Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn
Ý nghĩa: Đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.
Đánh giá:
- Nói chung: Hệ số cao thường an toàn
- Mức tối thiểu:
+ 15% đối với cho vay có TSBĐ.
+ 20% đối với cho vay không có bảo đảm.
HỆ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Công thức: Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE.
Đánh giá: Ngân hàng mong muốn một tỷ lệ thấp.
HỆ SỐ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Công thức: Tài sản cố định / vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ
Đánh giá: Nói chung, hệ số nhỏ thể hiện an toàn
HỆ SỐ THÍCH ỨNG DÀI HẠN
Công thức: Tài sản dài hạn / ( vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn )
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng DN có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn.
Đánh giá: Hệ số này không được vượt quá 1.
TỶ SỐ NỢ TRÊN TÀI SẢN
Tỷ số nợ trên tài sản = (Tổng nợ/Tổng tài sản) x 100%
Ý nghĩa:
- Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
- Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.
- Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
- Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG
VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN
- Công thức: Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
- Ý nghĩa: Cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm
- Đánh giá: Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao
VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐÔNG
- Công thức: Doanh thu thuần / tổng tài sản ngắn hạn bình quân
- Ý nghĩa : cho biết tài sản ngắn hạn được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu
- Đánh giá : Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
CHU KỲ HÀNG TỒN KHO
- Công thức: (Hàng tồn kho bình quân x 360) / Giá vốn hàng bán
- Ý nghĩa: cho biết hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho – Đánh giá tính thành khoản của hàng tồn kho
- Đánh giá: Việc đánh giá tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và chu kỳ hoạt động của Doanh nghiệp.
KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN
Công thức: (Các khoản phải thu TM bình quân x 360) / Doanh thu thuần.
Ý nghĩa: Cho biết só ngày bq cần có để chuyển các khoản phải thu TM thành tiền mặt. Thể hiện khả năng thu nợ từ khách hàng và chính sách tín dụng thương mại của Doanh nghiệp.
Đánh giá:
- Hệ số càng nhỏ càng tốt
- Cần gắn với ngành nghề kinh doanh
THỜI GIAN THANH TOÁN CÔNG NỢ
- Công thức: (Các khoản phải trả TM bình quân x 360) / Giá vốn hàng bán
- Ý nghĩa: Cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền
- Đánh giá: Cần gắn với chính sách mua hàng và quan hệ Doanh nghiệp với nhà cung cấp.
NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
- Công thức: (DTT kỳ hiện tại / DTT kỳ trước) – 1
- Đánh giá: Tỷ lệ này cần dương, cang cao càng tốt
TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN KINH DOANH
- Công thức: (LN từ HĐKD kỳ hiện tại / LN từ HĐKD kỳ trước) – 1
- Đánh giá: Tỷ lệ này cần dương, càng cao càng tốt
NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP
- Công thức: LN gộp từ bán hàng / Doanh thu thuần
- Ý nghĩa: Thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong 1 quy trình SXKD của DN
- Đánh giá: Chỉ tiêu này càng cao càng tốt
TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN (ROA)
- Công thức: Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân
- Ý nghĩa: Đo lường kết quả sửu dụng tài sản của Doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
- Đánh giá: Hệ số càng cao càng tốt
TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA VCSH (ROE)
- Công thức: Lợi nhuận sau thuế / Vốn CSH bình quân
- Ý nghĩa: Phản ánh hiệu qảu SXKD của DN từ nguồn vốn chủ sở hữu.
- Đánh giá: hệ số cáng cao càng tốt
NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ ĐÁNH GIÁ DÒNG TIỀN
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐKD TRÊN DTT
- Công thức: LCTT từ hoạt động kinh doanh / DTT
- Ý nghĩa: Đánh giá khả năng thu tiền mặt từ doanh thu
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐKD TRÊN VỐN CSH
- Công thức: LCTT từ hoạt động kinh doanh / Vốn CSH
- Ý nghĩa: Đánh giá khả năng tạo tiền từ vốn chủ sở hữu
Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính do UB Academy tổng hợp và biên soạn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết có thể giải đáp những thắc mắc của bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.
Chia sẻ bài viết
Agribank Agribank tuyển dụng Báo cáo tài chính Bảo lãnh Ngân hàng BIDV Big4 tuyển dụng Bill of Exchange cách nộp hồ sơ thuế chỉ số tài chính chỉ tiêu tài chính chia sẻ kinh nghiệm Chuẩn bị hồ sơ chứng chỉ CDCS chứng từ chuyển tiền Chuyên viên Nghiệp vụ cơ hội khi là một công chức Thuế Collection of Payment công chức công chức kho bạc nhà nước công chức loại C công chức loại D công chức ngành Thuế công chức Thuế 2022 Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp dòng tiền doanh nghiệp Đảo nợ Ngân hàng đề thi agribank đề thi bidv đề thi kho bạc nhà nước đề thi ngân hàng nhà nước đề thi thuế đề thi vietcombank điều kiện hồ sơ nhcs Điều kiện thi công chức Thuế Điều kiện thi Thuế Giao dịch viên Hệ thống SWIFT hồ sơ Agribank Hồ sơ thi công chức Thuế hồ sơ thi thuế 2022 Hồ sơ Tín dụng Hoạt động cho vay học tủ agribank học tủ bidv học tủ vietcombank hợp đồng ngoại thương hướng dẫn nộp hồ sơ thi thuế hướng dẫn nộp hồ sơ thuế Incoterms 2020 kbnn kế toán kế toán cho vay khách hàng vay vốn khách hàng VIP kho bạc nhà nước Kiểm toán hoạt động Kinh doanh Ngoại tệ kinh nghiệm hồ sơ kinh nghiệm thi Agribank kinh nghiệm thi công chức kinh nghiệm thi tuyển kinh nghiệm thi vietcombank Lãi suất thả nổi Letter of Credit Luật Kế toán lương công chức luyện thi agribank luyện thi bidv Luyện thi công chức Thuế luyện thi ngân hàng luyện thi vietcombank mã số thuế mô hình CAMELS Ngân hàng ngân hàng chính sách làm gì ngân hàng chính sách tuyển dụng 2022 Ngân hàng CSXH Ngân hàng Nhà nước ngân hàng thương mại Ngân hàng TMCP ngân hàng tuyển dụng nghiệp vụ ngân hàng Nghiệp vụ Ngân quỹ nhcs nhcs tuyển 2022 nhcs tuyển dụng nhóm nợ tín dụng Nostro và Vostro ôn thi vietcombank Phân loại nợ phân loại Séc phiếu dự tuyển nhcs phỏng vấn bidv Quan hệ khách hàng Quy trình cho vay quy trình thi vietcombank quy trình tuyển dụng công chức Thuế Review CV Review đề thi review đề thi vietcombank review thi thuế sản xuất tiền tài chính cá nhân Tài chính Doanh nghiệp Tài sản đảm bảo Thanh toán quốc tế thi bidv thi công chức thi công chức Thuế thi tuyển Agribank thi tuyển công chức thi tuyển ngân hàng Thống kê viên thư tín dụng Thuế Thuế tuyển dụng Thuế tuyển dụng 2022 thương mại quốc tế tiền tệ tín dụng Tín dụng thư Tín dụng thuê mua Tổng cục Thuế Tổng cục Thuế tuyển dụng trích lập dự phòng tuyển dụng Big4 tuyển dụng công chức tuyển dụng ngân hàng tỷ suất hoàn vốn nội bộ UCP 600 URR viên chức Vietcombank Vietcombank tuyển dụng VietinBank VietinBank tuyển dụng VietinBank tuyển tập trung