Báo cáo tài chính là một trong những công cụ khách quan nhất cho bạn biết sức khỏe tài chính của công ty. Bởi “Những con số không biết nói dối”. Những con số có thể biểu thị cho sự thịnh vượng hay nghèo đói của doanh nghiệp. Nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy tín hiệu về những vấn đề bất thường trong công ty. Ở bài viết này, UB Academy sẽ giúp bạn chỉ ra 8 lưu ý cần biết khi đọc Báo cáo tài chính.
Trước khi bạn có thể khoanh vùng khả nghi trên Báo cáo Tài chính, bạn cần biết đọc Báo cáo tài chính. Không ít người đơn giản chỉ mở ra và tìm kiếm đánh giá trên các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền. Tuy nhiên Báo cáo tài chính còn có những phần khác mà bạn nên biết.
Về cơ bản, Báo cáo tài chính gồm 4 thành phần:
Bây giờ bạn đã có ý tưởng để đọc báo cáo tài chính; dưới đây là 8 dấu hiệu mà có thể là những “điểm đen” trên báo cáo tài chính của công ty.
1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) đang tăng lên
Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn cả những gì công ty có. Một dấu hiệu báo động nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%. Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay (Interest coverage ratio) được tính bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động chia cho lãi vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì đây cũng là điểm cần chú ý.
2. Doanh thu liên tục giảm qua các năm
Nếu công ty có ba hoặc nhiều năm doanh thu sụt giảm; chứng tỏ công ty đã không kinh doanh tốt. Trong khi các biện pháp cắt giảm chi phí; như bỏ các khoản chi tiêu lãng phí và cắt giảm nhân viên; có thể bù đắp cho việc suy giảm doanh thu; nhưng công ty cần phải có sự thay đổi trong kinh doanh trong vòng 3 năm nếu không việc cắt giảm sẽ không mang lại giá trị dài hạn.
3. Khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán lớn bất thường
Các công ty thường có khoản mục “chi phí khác” hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng. Đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường; bạn nên tìm xem điều gì tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Và bạn có thể dự đoán khoản mục này còn xuất hiện trong tương lai hay không
4. Dòng tiền thiếu ổn định
Dòng tiền là tín hiệu tốt cho biết sức khỏe của công ty. Dòng tiền giống như một dòng chạy, lên và xuống. Các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các giao dịch đang được xử lý; nhưng chúng không cho ta biết về các giao dịch xảy ra trong tương lai. Ngược lại, tình trạng thiếu tiền có thể là dấu hiệu việc chưa ghi nhận đúng thực tế (Under-billing/Over-billing) về tình hình kinh doanh của công ty.
5. Sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho có liên quan tới doanh thu
Trong phân tích báo cáo tài chính, tiền ở các khoản phải thu hoặc trong hàng tồn kho là các khoản tiền không tạo ra lợi nhuận. Trong khi điều quan trọng là phải có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng; tuy nhiên một công ty lại không muốn các khoản phải thu chiếm phần nhiều trong doanh thu; hoặc trữ nhiều hàng tồn kho không bán được.
6. Liên tục phát hành cổ phiếu
Nhiều cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán, tức là sẽ có nhiều cổ phần bị pha loãng hơn. Nếu số lượng cổ phần của một công ty liên tục tăng hai hoặc ba phần trăm mỗi năm cho thấy công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị của công ty.
7. Nợ vay luôn cao hơn tài sản bảo đảm
Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính cho thấy; một số công ty duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi ngành kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa; hoặc ít bị ảnh hưởng bởi áp lực thị trường. Kể các các công ty trong ngành có tính mùa vụ (Ví dụ: các công ty xây dựng không hoạt động trong những tháng mùa đông); cũng có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm. Về mặt kỹ thuật; nợ vay cao hơn tài sản bảo đảm nằm trong kế hoạch được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dấu hiệu việc sử dụng đòn bẩy quá nhiều.
8. Giảm biên lợi nhuận gộp
Đây là thước đo về tính sinh lời của công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trên doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất lợi nhuận biên giảm là điểm nên lưu ý. Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa; hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ.
Phân tích báo cáo tài chính của một công ty dù cho bạn là cổ đông hoặc nhà đầu tư đều là kỹ năng giá trị. Hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu báo cáo tài chính; và xem xét những dấu hiệu khả nghi để có những nhận định đúng đắn về tình hình tài chính của công ty.
Với góc nhìn của một nhà phân tích; “đọc hiểu” các con số để mổ xẻ được ý nghĩa đằng sau nó là điều kiện cần để trở thành một nhà phân tích thành công. Nhưng đừng xem xét các con số này một cách riêng lẻ; hãy đặt chung với việc phân tích ngành, phân tích mô hình kinh doanh để tự xây dựng cách phân tích sâu hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những hiểu biết về Báo cáo tài chính và những lưu ý khi đọc Báo cáo tài chính cần biết.
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.