“Kiểm toán hoạt động” có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với những người làm ở bộ phận kiểm toán của các doanh nghiệp hoặc các công ty.Loại hình kiểm toán này thường được sử dụng với mục đích nhằm để kiểm tra và đánh giá về tính kinh tế hiệu quả cũng như hiệu lực trong các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy nên hoạt động này đang dần cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của mình.Trong bài viết dưới đây, UB Academy sẽ chia sẻ và tổng hợp cho các bạn những thông tin liên quan đến kiểm toán hoạt động nhé.
Kiểm toán hoạt động được hiểu là một loại hình kiểm toán được sử dụng để kiểm tra và đánh giá một số các tính chất như tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quá trình quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị. Cụ thể thì các hoạt động này tập trung vào việc xem xét cũng như đánh giá khách quan xem các chương trình, các hoạt động, các đơn vị, các thể chế, các nguồn công quỹ hiện tại đang hoạt động như thế nào. Nếu tốt thì có thể tiếp tục duy trì và nếu như chưa tốt thì có thể cải tiến.
Kiểm toán hoạt động kiểm tra và đánh giá một số các tính chất của đơn vị
Công việc này thường sẽ do các kiểm toán viên nhà nước đảm nhiệm. Các kiểm toán viên này sẽ có nhiệm vụ đối chiếu với các kết quả thực hiện trước đó để xem có phù hợp với các tiêu chí đã đặt ra hay không. Ngoài ra cũng sẽ phân tích đối với những trường hợp bị sai lệch so với tiêu chí xem Nguyên nhân là ở đâu và cách khắc phục như thế nào.
Nếu như bạn cảm thấy khái niệm về kiểm toán hoạt động quá phức tạp thì sau đây UB Academy sẽ khái quát cho bạn về kiểm toán hoạt động để dễ nhớ hơn.
Trước hết thì bạn cần phải hiểu rằng kiểm toán hoạt động được sinh ra với mục đích truyền tải các kiến thức mới hoặc đưa ra các phân tích, các kiến nghị nhằm cải thiện hoặc gia tăng giá trị cho mỗi doanh nghiệp dưới nhiều phương thức khác nhau:
Chú ý các nguyên tắc liên quan đến tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực
Ngoài ra thì bạn cũng cần phải tiếp cận với những nguyên tắc liên quan đến tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực như sau:
Mục đích lớn nhất của kiểm toán hoạt động chính là thúc đẩy các hoạt động quản trị để đảm bảo các tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực. Ngoài ra còn góp phần cải thiện thêm trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các quá trình này.
Vậy kiểm toán hoạt động làm cách nào để có thể tăng cường được trách nhiệm giải trình? Tất cả đều sẽ hướng đến bằng cách hỗ trợ những người có trách nhiệm liên quan đến quản trị và giám sát. Việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực thông qua việc kiểm tra và thực hiện các quyết định cũng như các quy định của cơ quan lập pháp và hành pháp. Các yếu tố khác cần phải xem xét thông qua việc kiểm tra này sẽ là các thiếu sót vẫn còn tồn tại trong hệ thống chính sách hoặc các quy định hiện hành đang có nguy cơ hoặc đã làm cản trở việc đạt được các mục tiêu cụ thể. Kiểm toán hoạt động sẽ luôn tập trung vào những lĩnh vực có khả năng cải thiện cao nhất và những lĩnh vực này sẽ đem lại nhiều giá trị cho phía công chúng và xã hội nhất. Bên cạnh đó thì kiểm toán hoạt động cũng sẽ luôn khuyến khích theo hướng tích cực đối với những bên chịu trách nhiệm để cải thiện tình hình.
Mục tiêu của kiểm toán không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà còn là cả xã hội
Còn lại đối với trường hợp tăng cường tính minh bạch thì hoạt động này sẽ cung cấp cho người sử dụng báo cáo kiểm toán các hoạt động liên quan đến công tác quản lý và kết quả đầu ra của các chương trình và các đơn vị. Nhiều việc này mà chúng có thể góp phần đem lại nhiều thông tin hữu ích hơn cho phía công chúng và cải thiện được tình hình xã hội cũng như hỗ trợ cho những đối tượng phải chịu trách nhiệm tiếp thu tốt hơn. Lưu ý thêm rằng hoạt động này hoàn toàn không bị ràng buộc trong việc đưa ra quyết định liên quan đến kiểm toán hoạt động. Hoạt động này cũng sẽ không bị hạn chế đối với việc công khai các phát hiện.
Trong quá trình kiểm toán hoạt động thì bạn cần phải lưu ý một số các đặc điểm nổi bật như sau:
Sau khi đã tìm hiểu về những đặc điểm và những nội dung chính liên quan đến kiểm toán hoạt động thì UB Academy sẽ tiếp tục gửi đến bạn về những yếu tố để cấu thành nên kiểm toán hoạt động đã được quy định tại CMKTNN 100. Đây là những nguyên tắc cơ bản nằm trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước và những chuẩn mực này sẽ hỗ trợ cho một cuộc kiểm toán hoạt động có các khía cạnh rõ ràng hơn:
Ba bên liên quan được nhắc đến trong kiểm toán hoạt động ở đây là Kiểm toán nhà nước, Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và Đối tượng phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề của kiểm toán:
Kiểm toán nhà nước là cơ quan chính thức do quốc hội thành lập. Cơ quan này hoạt động hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhiệm vụ chính của kiểm toán nhà nước là thực hiện kiểm toán liên quan đến việc quản lý cũng như việc sử dụng tài chính, tài sản công của các đơn vị. Đơn vị này sẽ được toàn quyền trong việc lựa chọn chủ đề kiểm toán cũng như xác định tiêu chí kiểm toán phù hợp nhưng đương nhiên sẽ chỉ nằm trong phạm vi quyền hạn đã được quy định bởi Luật kiểm toán nhà nước. Ngoài ra thì cơ quan này cũng sẽ là đơn vị trực tiếp xác định xem đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán là gì và đối tượng nào sẽ sử dụng báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên lưu ý rằng kiểm toán viên nhà nước thì hoàn toàn không có trách nhiệm phải thực hiện thay cho đối tượng chịu trách nhiệm.
Nói mà cách đơn giản hơn thì đối tượng này là những cá nhân hoặc Những tổ chức phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán về nhiều mặt khác nhau.
Ví dụ: Trách nhiệm phải thực thi kiến nghị kiểm toán, trách nhiệm cung cấp bằng chứng cho kiểm toán viên nhà nước,…
Hiệp một cách đơn giản thì đây là những cơ quan hoặc những cá nhân sẽ sử dụng báo cáo kiểm toán về để kiểm toán của nhà nước dựa trên quy định của hiến pháp và pháp luật. Đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán.
Cần phân biệt giữa ba bên liên quan đến kiểm toán hoạt động để tránh nhầm lẫn
Chủ đề của kiểm toán hoạt động thì không giới hạn trong bất cứ chương trình hay đơn vị hoặc thể chế nào đó mà có thể gồm các tình huống có sẵn hoặc các hoạt động khác nhau.
Ví dụ: Hoạt động hỗ trợ tài chính thông qua quỹ tài chính của nhà nước,….
Mục tiêu kiểm toán thông thường sẽ là những câu hỏi liên quan đến chủ đề kiểm toán và người trả lời sẽ là các kiểm toán viên nhà nước. Ngoài ra thì cũng sẽ đặt ra một số các giả thuyết liên quan đến quá trình thu nhập và phân tích bằng chứng kiểm toán. Mục tiêu này cần phải dựa trên những đánh giá có căn cứ và mang tính khách quan để tăng thêm giá trị cho cuộc kiểm toán.
Nội dung kiểm toán thì sẽ được xác định theo mục tiêu kiểm toán và mục đích của vấn đề này là nhằm thiết lập nên cấu trúc cho một cuộc kiểm toán và định hướng các vấn đề cần kiểm tra, đánh giá.
Với những người làm ở vị trí kiểm toán viên nhà nước thì cần phải lựa chọn những tiêu chí kiểm toán thật phù hợp cho từng cuộc kiểm toán hoạt động dựa trên các khía cạnh quan trọng.
Chắc hẳn qua bài viết trên các bạn đã nắm được những thông tin quan trọng liên quan đến kiểm toán hoạt động của nhà nước. Dù bạn làm ở bất cứ vị trí nào thì việc nắm bắt được các thông tin liên quan đến kiểm toán cũng rất quan trọng. Kiểm toán không chỉ giúp ngân sách và nguồn tài nguyên của một tập thể được sử dụng hiệu quả hơn mà còn tránh tình trạng gây ra lãng phí. Bên cạnh đó thì các chương trình cần phải chi tiêu của nhà nước cũng sẽ được xem xét một cách kĩ càng và thực sự đem lại lợi ích lớn cho nhân dân. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới nhất về ngành Tài chính – Ngân hàng nhé!
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.