Giao Dịch Viên Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Giao Dịch Viên

fago

Giao dịch viên là một vị trí phổ biến trong ngân hàng và có vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy vai trò của giao dịch viên, công việc của giao dịch viên là gì ? Hãy cùng UB Academy tìm hiểu về vị trí công việc và những tố chất cần có để giao dịch viên qua bài viết dưới đây.

1. Giao dịch viên là gì? Công việc của giao dịch viên

Giao dịch viên là nhân viên của ngân hàng chuyên làm việc tại quầy giao dịch ở chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của ngân hàng. Công việc của giao dịch viên ngân hàng hằng ngày là trực quầy, tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giải quyết các nhu cầu phát sinh.

Giao dịch viên sẽ phục vụ các nhu cầu tài chính cơ bản của khách hàng như rút tiền, gửi tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin,…. hạch toán giao dịch và ghi lại các giao dịch diễn ra tại quầy để báo cáo.

2. Vai trò của giao dịch viên

Vai trò của giao dịch viên

Giao dịch viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là đại diện “bộ mặt” của ngân hàng thể hiện chất lượng dịch vụ. Họ có thể là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng hoặc cũng có thể là rào cản.

Một giao dịch viên thân thiện, có chuyên môn kỹ thuật cao và hoàn thành nhanh chóng hiệu quả công việc sẽ để lại ấn tượng tuyệt vời cho ngân hàng. Ngược lại khi nhân viên có thái độ xấu, làm việc không chuyên nghiệp sẽ làm mất lòng khách hàng và đương nhiên sẽ khiến ngân hàng bị thiệt hại.

Ngoài việc xử lý các giao dịch tại quầy, giao dịch viên còn hỗ trợ bán chéo sản phẩm cho ngân hàng. Với vị trí đặc thù thường xuyên tiếp xúc khách hàng nên hiệu quả bán hàng của giao dịch viên rất cao, giúp tăng thêm doanh thu cho ngân hàng.

3. Công việc của giao dịch viên có khó không

Công việc của giao dịch viên

Công việc nào cũng có cái khó riêng chứ không chỉ riêng công việc của giao dịch viên ngân hàng. Vậy khó khăn trong công việc của giao dịch viên là gì?

  • Tiếp xúc với khách hàng

Những tưởng đây là một điều vô cùng dễ dàng đơn giản, nhưng thực tế việc tiếp xúc với khách hàng cũng có cái khó riêng, đặc biệt là vị trí bộ mặt như giao dịch viên. Giao dịch viên luôn phải giữ thái độ thân thiện, chuyên nghiệp trước mọi tình huống.

Điển hình là các tình huống khiến khách hàng bực tức và không hài lòng hay các trường hợp rủi ro hy hữu.

  • Thao tác xử lý nghiệp vụ

Giao dịch viên thực hiện giao dịch cho khách hàng đòi hỏi phải nhanh, chuẩn, chính xác giúp đảm bảo khách hàng hài lòng. Đồng thời hiệu suất công việc cao nhưng còn phải đảm bảo các rủi ro trong thanh toán.

Phải chính xác về số liệu, vượt qua áp lực về thời gian, tránh các nhầm lẫn về con số tối kỵ, tiền thật, tiền giả,… để tránh phải chịu trách nhiệm về các sai lầm của mình dù là chủ quan hay khách quan.

  • Doanh số KPI

Không chỉ bộ phận tín dụng kinh doanh mới có các chỉ tiêu cần đạt mà các bộ phận vị trí khác trong ngân hàng cũng có những yêu cầu này. Giao dịch viên cũng vậy, cũng cần đạt chỉ tiêu về huy động vốn hay khách hàng vay,… Mặc dù không đến nỗi áp lực cao nhất trong ngân hàng nhưng là điều khiến nhiều người lo ngại.

4. Tố chất cần có để đáp ứng tốt công việc của giao dịch viên

Tố chất cần có để đáp ứng tốt công việc của giao dịch viên

Công việc của giao dịch thường tiếp xúc với khách hàng nên ngoài kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thì ngân hàng còn yêu cầu về ngoại hình khi tuyển vị trí này. Ngoài những yêu cầu trên khi sở hữu thêm các tố chất dưới đây sẽ giúp bạn làm tốt công việc này.

  • Tính cẩn trọng, tỉ mỉ

Đây là một tố chất quan trọng cần có khi bạn làm việc ở vị trí tiếp xúc thường xuyên với các con số như giao dịch viên, giúp tránh những rủi ro không đáng có.

  • Điềm đạm, bình tĩnh

Những tình huống bất ngờ luôn có thể xảy ra, đặc biệt là những nơi thường xuyên tụ tập nhiều người. Vậy nên khả năng giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả là điều cần thiết.

  • Trung thực

Đây là một tố chất cần có của một nhân viên ngân hàng, đảm bảo uy tín bảo thân, và doanh nghiệp.

  • Thông minh, khéo léo

Thông minh khéo léo sẽ giúp bạn nhận được thiện cảm của khách hàng, và giúp tăng thêm các cơ hội cho mình cũng như đẩy nhanh hiệu quả công việc.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về giao dịch viên, những công việc của giao dịch viên thường làm và những khó khăn có thể có. Hy vọng những thông tin xoay quanh vị trí công việc này sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm nguồn dữ liệu hữu ích cho mình.

Chia sẻ bài viết

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

[OFFLINE] U&Bank cùng Sinh viên Học Viện Tài Chính Đọc Tiếp
Tổng Hợp Một Số Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Giao Dịch Viên Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.