Công Việc Của Vị Trí Hỗ Trợ Tín Dụng

fago

Công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng

Nếu vị trí Quan hệ khách hàng và Giao dịch viên là hai vị trí kinh doanh chính của Ngân hàng, phù hợp với những ứng viên năng động, cởi mở, chịu được áp lực doanh số thì vị trí Hỗ trợ tín dụng là một lựa chọn tốt cho các ứng viên ưa thích sự ổn định, không chạy chỉ tiêu. Nhu cầu tuyển dụng vị trí này cũng ngày càng gia tăng mạnh mẽ với mức thu nhập hấp dẫn. Vậy các bạn đã hiểu rõ về tính chất công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng là gì chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những thông tin mà UB Academy chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Vị trí hỗ trợ tín dụng là gì? 

Công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng

Vị trí hỗ trợ tín dụng

Hỗ trợ tín dụng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ kinh doanh, nhân viên, chuyên viên quản lý tín dụng, chuyên viên/ nhân viên kiểm soát giải ngân, chuyên viên quản lý chứng từ… Tùy theo từng ngân hàng mà tên gọi của vị trí này khác nhau, thế nhưng, công việc chính của hỗ trợ tín dụng đều là hỗ trợ cho đội kinh doanh (chuyên viên quan hệ khách hàng) trong việc xử lý hồ sơ khách hàng sau khi khoản vay đã được phê duyệt.

Đây được coi là một vị trí quan trọng trong ngân hàng (có thể kiểm soát rủi ro tại chỗ). Hiện nay, nhiều ngân hàng, vị trí hỗ trợ tín dụng không chỉ có ở chi nhánh mà còn có cả ở Hội sở với đội ngũ cực kỳ hùng hậu.

2. Các công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng

Công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng

Công việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng

Không đơn giản như việc tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ, đối với một nhân viên hỗ trợ tín dụng thì khối lượng công việc sẽ khá nhiều và áp lực. Cụ thể, công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng sẽ bao gồm:

Trước khi giải ngân

Thực hiện kiểm soát tính hợp lệ, tuân thủ và tính đầy đủ của các hồ sơ tín dụng khách hàng theo đúng quy định của Pháp luật, quy định của nội bộ ngân hàng và của nhà nước.

Lập, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý trước khi tiến hành giải ngân.

Thực hiện các thủ tục cần thiết có liên quan đến tài sản, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định hiện hành của Pháp luật.

Tiếp nhận thông tin, nhập, quản lý các dữ liệu liên quan đến khoản vay trên hệ thống phần mềm của ngân hàng.

Tham gia vào quá trình thẩm định, định giá lại các tài sản đảm bảo.

Thực hiện giải ngân, thu gốc – lãi và giải chấp tài sản đảm bảo sau khi thanh lý các hợp đồng tín dụng.

Sau khi giải ngân

  • Công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng sẽ là đôn đốc các đơn vị kinh doanh, khách hàng thực hiện trách nhiệm, thu lại nợ gốc, nợ lãi.
  • Cung cấp thông tin, hồ sơ hỗ trợ cho các bộ phận liên quan khác.
  • Lưu giữ, quản lý toàn bộ hồ sơ tín dụng, các thủ tục xuất – nhập, quản lý các tài sản đảm bảo theo quy định, quy trình của ngân hàng.
  • Thực hiện lập các báo cáo liên quan đến khoản vay cho ngân hàng nhà nước, các trung tâm kiểm soát tín dụng, báo cáo quản trị của ngân hàng.

Các công việc định kỳ hàng ngày

Bên cạnh những công việc của quá trình trước và sau khi giải ngân, nhân viên hỗ trợ tín dụng còn phải thực hiện một số công việc định kỳ hàng ngày như:

  • Thực hiện lập các báo cáo về nhắc tiền gốc, tiền lãi và chậm trả của khách hàng, đơn vị kinh doanh.
  • Tổng hợp danh sách các khách hàng vay theo từng nhóm, ngành và khách VIP
  • Làm một số báo cáo cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.

3. Những ai phù hợp và không phù hợp với vị trí này

Công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng

Ai phù hợp với vị trí hỗ trợ tín dụng

Với khối lượng công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng như trên thì bạn nghĩ ai sẽ phù hợp và không phù hợp với vị trí này? Bật mí: 

  • Những người phù hợp với vị trí hỗ trợ ứng dụng là người không thích những công việc bị áp doanh số và yêu thích nghiệp vụ tín dụng nhưng bị hạn chế về mặt ngoại hình (chủ yếu là chiều cao)
  • Những người không phù hợp với vị trí hỗ trợ ứng dụng là người thích làm việc dưới áp lực doanh số, thích di chuyển và không thích những công việc ngồi lì một chỗ.

4. Áp lực của vị trí hỗ trợ tín dụng

Đa số các ngân hàng không áp chỉ tiêu kinh doanh cho nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng. Vì vậy, nếu làm ở vị trí này, bạn sẽ không bị áp lực về mặt chỉ tiêu. Tuy nhiên, do đặc thù của công việc là xử lý hồ sơ khách hàng nên làm ở vị trí hồ sơ tín dụng có áp lực về mặt thời gian hoàn thành công việc, thời gian xử lý hồ sơ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về công việc của vị trí hỗ trợ tín dụng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều điều hữu ích để lựa chọn được vị trí phù hợp với mong muốn của mình. Đừng quên, theo dõi UB Academy Diễn đàn U&Bank để cập nhật được nhiều kiến thức mới mẻ về ngành tài chính ngân hàng nhé!

Chia sẻ bài viết

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

CV chuyên viên nhân sự chuẩn, chỉnh Đọc Tiếp
UB Academy thông báo tuyển dụng Nhân sự các vị trí năm 2017 Đọc Tiếp
0 0 votes
Đánh giá
Subscribe
Notify of
guest
Đánh giá
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.