Chuyên viên Thanh toán quốc tế/Tài trợ Thương mại – một trong những vị trí tuyển dụng vô cùng sôi động trong ngành Ngân hàng 2 năm gần đây, thu hút nhu cầu tuyển dụng rất nhiều từ những ứng viên trẻ trung, năng động và được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, đây cũng là một vị trí tuyển dụng khó, yêu cầu nhiều điều kiện khắt khe của ứng viên, và luôn ưu tiên những người có kinh nghiệm làm việc thực tế. Như vậy, cơ hội dành cho những người mới, những người chưa có kinh nghiệm là gì, ở đâu và như thế nào?
Với mong muốn đem đến góc nhìn thực tế hơn về công việc, đồng thời định hình rõ về công việc, qua đó xác định rõ ràng mục tiêu của ứng viên về vị trí, UB Academy sẽ phân tích các đặc điểm chi tiết có liên quan trực tiếp đến công việc của Chuyên viên Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng trên từng tiêu chí phân loại cụ thể.
Học Thanh toán Quốc tế phục vụ cho các vị trí sau:
Rõ ràng là kiến thức Thanh toán quốc tế cần thiết cho P.Thanh toán quốc tế. Nhưng phải chăng chỉ P.Thanh toán quốc tế mới cần đến những kiến thức đó ? Hoàn toàn không các bạn nhé, ngoài Thanh toán quốc tế ra, 1 vị trí khác cũng rất cần kiến thức Thanh toán quốc tế, đó chính là: Tài trợ thương mại.
Vị trí tài trợ thương mại là một vị trí giao thoa giữa Thanh toán quốc tế và QHKH, chuyên viên vị trí này sẽ chuyên trách công tác phát triển khách hàng Thanh toán quốc tế, tư vấn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu về Thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, vay ngoại tệ phục vụ cho xuất nhập khẩu. Đây được xem là “các chuyên viên Thanh toán quốc tế đi bán hàng”.
Vậy QHKH thông thường có cần đến Thanh toán quốc tế không? Hoàn toàn là cần thiết các bạn nhé. Bạn có chắc chắn rằng tất cả các khách hàng doanh nghiệp của bạn đều không có nhu cầu Thanh toán quốc tế. Vậy bạn sẽ làm gì nếu bạn gặp một doanh nghiệp đang có nhu cầu về các sản phẩm Thanh toán quốc tế, muốn tìm hiểu về Thanh toán quốc tế của ngân hàng bạn, muốn bạn tư vấn ngay về các vướng mắc về Thanh toán quốc tế? Nếu bạn không có kiến thức về lĩnh vực này, chắc chắn bạn đang mất đi cơ hội phục vụ cho doanh nghiệp đó. Và tất nhiên, một QHKH khác am hiểu hơn về Thanh toán quốc tế sẽ cướp mất khách hàng của bạn dù bạn đến trước.
Bạn là một sinh viên mới ra trường, muốn làm giao dịch viên. Bạn có nghĩ là GDV không cần kiến thức Thanh toán quốc tế ? Nếu bạn có suy nghĩ đó thì bạn đã nghĩ sai rồi nhé. GDV tiếp xúc và phục vụ giao dịch cho tất cả các khách hàng, mặc dù hiện tại có vài ngân hàng chuyên môn hóa GDV phục vụ cho cá nhân và GDV phục vụ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng đang tuyển GDV cho doanh nghiệp thì kiến thức Thanh toán quốc tế mà bạn có sẽ là một điểm cộng rất lớn cho bạn đấy.
Mô hình Thanh toán quốc tế hiện đang áp dụng chủ yếu là mô hình xử lý tập trung, có nghĩa là: Các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống (là các Chi nhánh, Phòng giao dịch) phải chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ về Khối Thanh toán/Trung tâm thanh toán (TTTT) để kiểm soát, lập, và chuyển điện ra nước ngoài. Việc luân chuyển hồ sơ, chứng từ nghiệp vụ Thanh toán quốc tế giữa đơn vị kinh doanh và TTTT thông qua phần mềm luân chuyển nội bộ của mỗi ngân hàng.
Hình 1: Mô hình Thanh toán Quốc tế tập trung
Hình 2: Mô tả công việc của Trung tâm Thanh toán quốc tế
Thông thường có 3 trung tâm tập trung ở khu vực phía Bắc và Nam (tùy vào quy mô từng Ngân hàng). Về cơ bản, Phòng Thanh toán quốc tế trực thuộc Trung tâm thanh toán/Trung tâm xử lý nghiệp vụ thuộc Khối Vận hành/Khối Tác nghiệp (tùy tên gọi của từng Ngân hàng).
Trung tâm thanh toán gồm 4 phòng:
Hình 3: Mô tả tổ chức Phòng Thanh toán quốc tế
Về hệ thống trục dọc, bộ phận Thanh toán quốc tế dưới đơn vị kinh doanh (các chi nhánh, PGD) gồm các Chuyên viên TTTM. Nhiệm vụ của các bạn chuyên viên này sẽ thực hiện tư vấn hồ sơ Thanh toán quốc tế dưới chi nhánh, và vẫn chịu doanh số bán hàng. Thông thường, các Chuyên viên TTTM sẽ đi cùng với 1 Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp để tư vấn trực tiếp KH.
Thực tế, khi quan tâm đến vị trí Thanh toán quốc tế, các bạn thường thấy có 1 vị trí thường được kèm theo vị trí này là Tài trợ thương mại. Vậy sự khác nhau giữa Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại là gì?
STT | Tiêu chí | CV Thanh toán Quốc tế | CV Tài trợ Thương mại |
1 | Nhóm công việc | Back-Office (Hỗ trợ) | Front-Office (Kinh doanh) |
2 | Đơn vị quản lý |
|
|
3 | Công việc xử lý | XỬ LÝ HỒ SƠ CHỨNG TỪ
|
KINH DOANH TRỰC TIẾP
|
4 | Kiến thức & Kỹ năng |
|
|
– Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TTR, D/P, D/A, L/C từ Chi nhánhgửi lên.
– Xử lý các công việc hàng ngày của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Thư tín dụng, Nhờ thu, chuyển tiền nước ngoài, bảo lãnh nước ngoài..
Cụ thể theo từng đối tượng Khách hàng, như sau:
– Thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C, thông báo khác
– Chiết khấu, tái chiết khấu, đồng chiết khấu bộ chứng từ XK
– Gửi bộ chứng từ XK, gửi điện đòi tiền, tra soát thanh toán
– Nhờ thu chứng từ và nhờ thu phiếu trơn
– Nhận tiền thanh toán TTR xuất khẩu
– Xác nhận L/C xuất khẩu
– Phát hành thư tín dụng, Tu chỉnh L/C;
– Phát hành bảo lãnh nhận hàng/Ký hậu vận đơn/Ủy quyền Nhận hàng/ Ký Cargo Receipt;
– Chuyển tiền doanh nghiệp;
– Nhờ thu chứng từ và nhờ thu phiếu trơn;
– Chuyển tiền cá nhân
(*) Ghi chú:
(**) Ghi chú:
SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.
SWIFT là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính; mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message; là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng như thanh toán quốc tế sẽ có đãi ngộ là gì?
Công tác tại vị trí đòi hỏi nhiều về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm vậy quyền lợi được hưởng của chuyên viên thanh toán quốc tế là gì? Hãy cùng UB Academy đến ngay với câu trả lời ngay đây thôi nào!
Về mức lương cứng của Chuyên viên thanh toán quốc tế từ 9 – 12 triệu đồng, với nền tảng kinh nghiệm < 1 năm. Mức lương cứng sẽ được điều chỉnh theo thâm niên. Ngoài lương cứng, vị trí này còn nhận được lương kinh doanh, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng theo từng thời điểm. Tổng thu nhập trung bình/năm từ 15 – 18 tháng lương. Bên cạnh vấn đề thu nhập,nhân viên của ở vị trí này có thể tự phát triển năng lực bản thân và nhận được giá trị xứng đáng.
Trong đó họ sẽ được trả mức thu nhập tương xứng với năng lực, khả năng và hiệu quả làm việc của mình. Chưa kể khi đủ kinh nghiệm và đủ năng lực thì họ sẽ được cất nhắc nhanh chóng với vị trí cao hơn cùng mức lương hậu hĩnh hơn.
Ngoài ra các chính sách đãi ngộ mà nhân viên ngân hàng có, thì nhân viên chuyên viên thực hiện các thanh toán quốc tế cũng sẽ được sở hữu. Trong đó bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản trợ cấp, thai sản,…
Nhân viên của bộ phận này sẽ được tạo cơ hội, đào tạo thêm về kỹ năng chuyên môn, giúp họ phát triển bản thân. Thêm vào đó tùy theo đãi ngộ của ngân hàng khác nhau mà nhân viên của ngân hàng được hưởng thêm các quyền lợi.
Năng lực là yếu tố quyết định thanh toán quốc tế hay điều gì khác
Như UB Academy đã đề cập bên trên mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế sẽ từ 9 triệu đồng trở lên. Trong đó mức lương trung bình sẽ là 13,4 triệu đồng và cao nhất có thể lên đến khoảng 23,4 triệu đồng.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do năng lực nghiệp vụ thanh toán quốc tế của nhân viên, chuyên viên. Khi nhân viên làm việc hiệu quả, nhanh chóng, đáp ứng hoặc vượt chỉ tiêu, các khoản thu nhập, lương thưởng sẽ tăng lên theo năng lực.
Theo đánh giá chung của ngành, vị trí này có tiềm năng tăng trưởng mạnh nên càng về sau cơ hội nghề nghiệp và đãi ngộ sẽ càng tăng cao. Nếu có đam mê và yêu thích một vị trí làm việc linh động chuyên nghiệp thì đây là một vị trí mà bạn có thể thử sức.
Với nhiều bạn, vị trí Thanh toán quốc tế hoặc Tài trợ thương mại là cơ hội việc làm ngoài tầm với. Bởi những yêu cầu khắt khe ở vị trí này và yếu tố kinh nghiệm mà ngân hàng thường đòi hỏi trong thông báo tuyển dụng.
Tuy nhiên thực tế trong những năm trở lại đây, với sự cởi mở hơn trong cơ chế tuyển dụng; Ngân hàng đã dành nhiều hơn cơ hội cho các bạn chưa có kinh nghiệm để bắt đầu từ vị trí Tài trợ thương mại và Thanh toán quốc tế. Đó cũng là cơ hội rất tốt cho những bạn yêu thích vị trí này. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm thật chắc và thật vững các Yêu cầu tuyển dụng của vị trí để lên kế hoạch công việc phù hợp cho mình.
Cụ thể, ứng viên cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như sau:
(*) Ghi chú: Nhiều bạn hỏi yêu cầu nhiều thế chắc công việc áp lực lắm nhỉ?
– Thời gian: Thường làm từ 9-10h/ ngày, thường sau 7h tối
– Công việc: Luôn phải update kiến thức vì kiến thức về tài trợ thương mại đổi mới từng ngày, luôn đổi mới tư duy để nâng cao năng suất lao động, sức ép về thời gian và chất lượng dịch vụ cam kết với Đơn vị kinh doanh và khách hàng.
Nói chung là, không có việc nào là nhàn mà lương cao.
Nếu đến đây, bạn cảm thấy toát mồ hôi và e sợ vị trí này, cứ bình tĩnh, UB Academy sẽ chỉ ra cho bạn những hướng đi để bạn có thể bắt đầu.
Nếu bạn không có kinh nghiệm tí tẹo gì về vị trí này, bạn phải bù đắp sự thiếu sót về kinh nghiệm bằng trình độ Tiếng Anh của mình.
Hãy cố gắng thi 1 chứng chỉ Tiếng Anh để chứng nhận khả năng tiếng anh của bạn. Nếu bạn có 1 chứng chỉ như TOEIC khoảng 700 điểm, IELTS khoảng 5.5 thì bạn đã có 70% cơ hội để thi đỗ vị trí Thanh toán quốc tế hoặc Tài trợ thương mại.
Nhiều bạn e ngại về nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế khó tiếp cận, tuy nhiên bạn cần hiểu rõ: “Hội đồng Tuyển dụng sẽ chỉ hỏi các vấn đề cơ bản nhất về vị trí, không hỏi xoáy nhiều vào vấn đề thực tế đâu – vì bạn đã làm đâu mà biết”.
Bạn cần đọc 1 quyển sách cực kỳ hay là đủ rồi, đó là quyển: Giáo trình Thanh toán Quốc tế của Thày Nguyễn Văn Tiến/ Thày Đinh Xuân Trình.
Trang bị chắc 2 yếu tố trên, cùng kỹ năng giao tiếp cơ bản, bạn hoàn toàn tự tin chinh phục vị trí “khoai” này nhé.Ghi chú: Nếu thấy học nghiệp vụ khó thì có UB Academy ở đây
Thực tế, có rất nhiều con đường đi để đến với 2 vị trí Chuyên viên Thanh toán Quốc tế & Tài trợ thương mại.
Như đã phân tích từ ban đầu, trong tương lai, khi nền kinh tế mở cửa sâu rộng, cơ hội giao lưu và phát triển giữa các doanh nghiệp, đối tác trong nước và ngoài nước sẽ rất phát triển; đời sống được nâng cao, các dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ cho các hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán: mua hàng, dịch vụ, du học… sẽ ngày càng sôi động hơn, theo đó cơ hội việc làm tại vị trí Thanh toán Quốc tế sẽ mở rộng và đa dạng hơn so với thời điểm hiện tại.
Điều bạn cần làm sau khi tìm hiểu xong bài viết này, đó chính là định hình rõ ràng hơn về vị trí Thanh toán Quốc tế, đồng thời hoạch định rõ ràng sự phù hợp của bản thân & chuẩn bị cho kế hoạch công việc tương lai của mình.
Dù làm bất kỳ công việc nào, hy vọng các bạn sẽ luôn tiếp cận bằng tinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, máu lửa nhất với sức trẻ và lòng nhiệt tình của mình!
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.