COCC Ngân hàng là vấn đề muôn thuở, là điểm nóng nhức nhối trong ngành. Mỗi mùa tuyển dụng của Ngân hàng Nhà nước hay các Ngân hàng thuộc nhóm Big4, vấn đề COCC Ngân hàng lại được bàn tán. Nhưng thực hư đằng sau chuyện này là gì? Liệu “Công Lý” thực sự chỉ có trên TV? Hãy cùng UB Academy bóc tách và phân tích, làm rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, nhiều điều mà bạn có thể sẽ không ngờ tới đấy!
Nếu bạn là một nhân viên Ngân hàng, đây hẳn là câu nói bạn được nghe rất nhiều từ những người xung quanh về vấn đề thi tuyển; làm việc tại các Ngân hàng thuộc nhóm Big4.
Những anh, chị tự xưng là kinh nghiệm Ngân hàng đầy mình với những lời khuyên cửa miệng: “Không có ô dù, không có tiền thì đừng mơ vào Big4”; hay “Ném dăm bảy trăm triệu vào đấy, kiểu gì cũng có suất. Thi cử làm gì”.
Những lời khuyên “lợi không thấy, chỉ thấy hại” này đôi khi cũng có tác dụng, đặc biệt đối với những người yếu tim, sợ bóng sợ gió.
Vấn đề COCC thực hư ra sao chưa bàn đến, nhưng có một điều chắc chắn “Chẳng có cảnh cửa cơ hội nào dành cho những kẻ không tin vào bản thân mình”.
Nếu bạn thử, bạn có 50% cơ hội chiến thắng. Nếu bạn không thử, bạn đã thất bại 100%.
Bạn tự hào vỗ ngực, mình là người học rộng biết nhiều. Thế nhưng, bạn lại run sợ trước những thông tin chưa từng được kiểm chứng. Để từ đó, bạn tự tay đóng lại cánh cửa cơ hội của mình.
Những “chiếc ghế trống” sẵn sàng chờ người ngồi là điều khó tránh khỏi ở bất cứ đâu, bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên, xã hội bây giờ đang dần trở nên công bằng và trân trọng người tài. Chỉ cần bạn có “đủ độ” – trình độ và thái độ – bạn có thể kiếm được cho mình rất nhiều cơ hội, dù là cơ hội ít ỏi, khó khăn nhất.
Cửa luôn mở, nhưng chỉ dành cho những ai đủ can đảm bước qua định kiến xã hội và tỏa sáng.
COCC Ngân hàng được cho là các cá nhân có các mối quan hệ thân cận với những người làm việc trong ngành Ngân hàng.
Đây không phải là vấn đề bị giấu diếm; bởi khi phỏng vấn, các ứng cử viên sẽ được nhà tuyển dụng Ngân hàng đặt câu hỏi “Em có quen biết ai làm việc trong Ngân hàng này không?”.
Trên thực tế, COCC và “người thường” sẽ được đặt lên bàn cân nếu cả hai có cùng trình độ, hoặc chênh lệch không đáng kể. Và thông thường, COCC sẽ được lựa chọn.
Tuy nhiên, bất cứ quyết định nào từ phía Ngân hàng cũng đều có lý do chính đáng; bởi COCC có những đặc quyền của riêng mình:
Tóm lại, nếu bạn là COCC, bạn cũng cần cố gắng, ít nhất đảm bảo bản thân có đủ năng lực làm việc. Nếu bạn là “người thường”, bạn càng phải cố gắng gấp nhiều lần để vượt trội hơn hẳn các COCC khác. Chỉ có như vậy, bạn mới tiến gần hơn đến cánh cửa thành công.
COCC Ngân hàng thế hệ mới đang ngày càng mạnh hơn. Họ tận dụng những nguồn lực sẵn có của gia đình, họ chăm chỉ học tập; trau dồi kiến thức, đi đây đi đó để mở mang tầm hiểu biết. Ngay từ khi học đại học, nhiều bạn COCC đã tìm hiểu thực tế bằng cách “theo chân” người quen đến cơ quan để học hỏi, thực tập, thực hành từ rất sớm.
Trong khi những “người thường” đang ngồi đó ganh ghét, tị nạnh, than đời bất công; COCC đang không ngừng phát triển bản thân.
Chính vì sự lớn mạnh không ngừng này, “người thường” cần có chiến lược cạnh tranh lành mạnh với COCC.
Trước khi bắt đầu tham khảo chiến lược, bạn cần xác định tư tưởng. Hãy bỏ ngay suy nghĩ “kiểu gì cũng không vượt qua được COCC”. Bạn sẽ không thể chiến thắng với một tinh thần rệu rã!
Bạn đừng ngại dành thời gian để tìm hiểu kỹ càng về công việc của mình ứng tuyển. Bạn hãy tìm kiếm thông tin đến khi nào bạn có thể nói chuyện, tâm sự với người khác về công việc này.
Bất cứ vị trí nào cũng đều yêu cầu những kỹ năng, kiến thức đặc thù. Bạn dù có bằng ACCA, Thạc sĩ nọ, Thạc sĩ kia nhưng không phải thứ Ngân hàng cần thì bạn vẫn có thể trượt như thường.
Nếu bạn cảm thấy vị trí bạn ứng tuyển đang có rất nhiều COCC cùng ứng tuyển; bạn có thể ứng tuyển vào vị trí khác. Thậm chí, chuyển sang một chi nhánh khác. Bạn hoàn toàn có thể tích lũy kinh nghiệm dần dần từ những Ngân hàng nhỏ; và nuôi ước mơ Ngân hàng lớn sau 3-5 năm cũng là một phương án có thể cân nhắc.
Hãy giữ vững tinh thần chiến đấu đến cuối cùng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những trường hợp “xấu xí của xã hội”, bạn có thể bỏ ngay đi khi biết mình cố cũng không thể được.
Hy vọng những chia sẻ thực tế trên đây sẽ giúp bạn thay đổi góc nhìn, có được động lực to lớn để thực hiện ước mơ Ngân hàng Big4 của mình. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.