Câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng năm 2020

PRM

Nhân viên Pháp chế là một vị trí quan trọng trong bộ máy Ngân hàng. Nhân viên Pháp chế có trách nhiệm duy trì và đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng đều nằm trong phạm vi cho phép của Pháp luật. Vậy nên, vị trí Pháp chế Ngân hàng thường yêu cầu khá cao ở các ứng cử viên. Câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng có lẽ trở thành tài liệu mà nhiều bạn ứng viên quan tâm trước mỗi mùa tuyển dụng. UB Academy đã tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng năm 2020 nhằm hỗ trợ các bạn ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn sắp tới. 

câu hỏi phỏng vấn pháp chế ngân hàng

Phần câu hỏi phỏng vấn chung 

Phần câu hỏi chung thường là những câu hỏi quen thuộc sẽ xuất hiện ở bất kỳ buổi phỏng vấn nào. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, bởi cũng có những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại “bẫy” bạn dễ dàng. Đừng bỏ qua những câu hỏi gợi ý dưới đây:

Câu 1: Mời bạn giới thiệu về bản thân mình?

Câu 2: Tại sao bạn chuyển việc/nghỉ việc (đối với ứng viên có kinh nghiệm)?

Câu 3: Bạn hiểu gì về vị trí ứng tuyển?

Câu 4: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Câu 5: Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Bạn có tố chất gì phù hợp với vị trí này?

Câu 6: Bạn có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Bạn thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay gặp những khó khăn gì?

Câu 7: Tại sao bạn chọn ngân hàng chúng tôi?

Câu 8: Nếu chúng tôi đề xuất bạn sang vị trí khác, bạn có nhận không? (câu hỏi này có thể là “bẫy” )

Câu 9: Ngoài ứng tuyển ở đây, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?

Câu 10: Nếu bạn trúng tuyển ở cả đây và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ lựa chọn ngân hàng nào?

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp Chế Ngân hàng

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng thường yêu cầu ứng viên thể hiện được khả năng xử lý tình huống của mình. Vậy nên, bạn hãy chuẩn bị trước kịch bản cho những câu hỏi tình huống thực tế có thể gặp phải dưới đây:

Câu 1: Tình huống: Ông A vay ngân hàng 7 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng; lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ, ngày giải ngân 01/01/2021. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất đứng tên  B – vợ ông A – trị giá 14 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay về mặt pháp lý đảm bảo đầy đủ thủ tục. Sau khi vay, ông A không trả được nợ, để phát sinh nợ xấu. Ngân hàng khi đó kiểm tra lại hồ sơ bảo đảm thì phát hiện ông Sơn đã ký mạo danh chữ ký của vợ là bà B trên Hợp đồng thế chấp để được Phòng Công chứng chứng thực.

Câu hỏi tình huống 1: 

– Tình huống trên sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?

– Các biện pháp xử lý có thể được đưa ra là gì?

– Các biện pháp phòng ngừa là gì?

Câu 2: Tình huống: Ông C vay Ngân hàng 12 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng; lãi trả hàng tháng, gốc trả 02 kỳ, 50% mỗi kỳ, ngày giải ngân 01/01/2021. TSBĐ là quyền sử dụng đất của vợ chồng ông C trị giá 20 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay đã được ký bởi hai bên là Ngân hàng cùng ông C và vợ; nhưng không Công chứng, chứng thực. Đồng thời, TSBĐ cũng không đăng ký giao dịch bảo đảm.

Sau giải ngân, Ngân hàng phát hiện sai sót nên kiên quyết buộc ông C trả lại vốn vay; nhưng ông C không trả. Trao đổi với Công an, trường hợp này nếu tiến hành điều tra thì phải xử lý cán bộ Ngân hàng trước. Do đó, Ngân hàng không chuyển cho Công an; và nếu khởi kiện dân sự thì cũng sẽ nhận được phúc đáp là cho vay không có tài sản bảo đảm do hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Câu hỏi tình huống 2:

– Trường hợp trên sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?

– Các biện pháp xử lý có thể áp dụng là gì?

– Các biện pháp phòng ngừa là gì?

Câu 3: Tình huống: Bà H vay Ngân hàng 8 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng; lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ, ngày giải ngân 01/01/2021. TSBĐ trị giá 10 tỷ đồng của bố mẹ ủy quyền lại cho bà H đem thế chấp ngân hàng. Thời hạn ủy quyền ghi trong Hợp đồng ủy quyền là 18 tháng kể từ ngày 01/12/2020. Hết thời hạn ủy quyền (01/05/2021) bà H không trả được nợ gốc và một phần lãi. Ngân hàng khởi kiện dân sự thì Tòa án thông báo thời hạn hợp đồng ủy quyền đã quá hạn nên Hợp đồng thế chấp tài sản vô hiệu. Chuyển hồ sơ sang Công an thì được trả lời là không có dấu hiệu hình sự.

Câu hỏi tình huống 3:

– Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?

– Các biện pháp xử lý?

– Các biện pháp phòng ngừa?

Câu 4: Công ty TNHH X chỉ có hai thành viên. Một thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty không may qua đời; ai là người đại diện Công ty X đứng ra giao dịch?

Câu 5: Công ty TNHH một thành viên Y (Công ty Y) là công ty hạch toán độc lập; chủ sở hữu là Công ty Z. Vậy Công ty Y có thẩm quyền quyết định việc vay vốn của Công ty Y không?

Câu 6: Công ty TNHH A có đơn vị phụ thuộc là Chi nhánh B. Hiện nay, Chi nhánh B có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Vậy, Chi nhánh B có được coi là một khách hàng độc lập không? Ngân hàng có thể cho vay đối với khách hàng là Chi nhánh B không?

Tham khảo thêm câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng (phần 1)

Câu 7: Một khách hàng vay vốn theo hợp đồng hạn mức tín dụng có thời hạn cấp hạn mức là 12 tháng (kể từ ngày 01/3/2021 đến ngày 28/02/2022). Thời hạn mỗi khoản vay theo khế ước nhận nợ không quá 04 tháng. Vậy đến ngày 14/01/2022, SHB có thể cho khách hàng nhận nợ theo khế ước mới là 06 tháng không?

Câu 8: VietinBank phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng tham gia dự thầu xây dựng cho một dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước. Hiệu lực của thư bảo lãnh là 150 ngày kể từ ngày đóng thầu (15/11/2020). Khách hàng đã tham gia dự thầu và trúng thầu theo thông báo của bên mời thầu (ngày 30/12/2020). Vậy VietinBank có thể giải tỏa bảo lãnh dự thầu trước thời hạn (vào ngày 15/01/2021) khi khách hàng chưa nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu được không?

Câu 9: Trong thời kỳ hôn nhân, Ông A được thừa kế của bố mẹ đẻ một căn nhà và đất. Hiện ông A đã làm thủ tục sang tên trên sổ đỏ (chỉ ghi tên ông A). Vậy nếu ông A thế chấp căn nhà đó để vay vốn của TCTD thì có cần người vợ cùng ký vào hợp đồng thế chấp không?

Câu 10: Vợ chồng ông A và bà B lập di chúc chung để lại di sản là quyền sử dụng đất cho người con của mình là ông C. Ngày 01/01/2020, ông A qua đời (bà B còn sống). Trên cơ sở di chúc chung của vợ chồng ông A và bà B; ngày 15/01/2020, ông C đến ngân hàng vay vốn và muốn thế chấp quyền sử dụng đất được thừa kế này. Hỏi trường hợp này; ngân hàng có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo đề nghị của ông C không?

Tham khảo thêm câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng (phần 2)

Câu 11: Khách hàng là Công ty cổ phần; có nhà xưởng được xây dựng trên 06 lô đất liền nhau. Các lô đất này do 06 thành viên góp vốn vào công ty (theo biên bản góp vốn giữa các thành viên) nhưng trên Sổ Đỏ vẫn đứng tên các thành viên. Vậy Công ty cần những thủ tục gì để thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên để vay vốn tại TCTD?

Câu 12: Khách hàng A và B đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 2009. A và B đăng ký kết hôn năm 2010. Năm 2011, A và B có nhu cầu thế chấp tài sản để vay vốn tại TCTD. Việc A và B ký trên hợp đồng thế chấp với tư cách là bên thế chấp có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Câu 13: Quyền sử dụng đất được cấp năm 2004 cho hộ gia đình có 03 thành viên gồm: 02 vợ chồng (ông A, bà B); và 01 người con là anh C. Năm 2011, Anh C chết (không để lại di chúc), tại thời điểm chết anh C đã có vợ. Hiện tại các bên vẫn chưa chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất của anh C. Hỏi khi thế chấp quyền sử dụng của hộ gia đình nêu trên có phải được sự đồng ý của vợ anh C không?

Câu 14: SeABank và các thành viên của hộ gia đình cần ký phụ lục hợp đồng thế chấp (tài sản thế chấp là nhà đất của hộ gia đình); nhưng tại thời điểm ký thì hộ gia đình đã có thêm 1 thành viên đủ 15 tuổi. Vậy, thành viên đủ 15 tuổi này có cần ký vào phụ lục hợp đồng thế chấp không?

Tham khảo thêm (phần 3)

Câu 15: Ông Nguyễn Văn A hiện đang vay vốn tại MSB. Nay ông Nguyễn Văn A cải chính hộ tịch, đổi tên thành Nguyễn Quang B. Trường hợp này, việc cải chính hộ tịch có làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của khách hàng với MSB không?

Câu 16: Thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh thanh toán do OceanBank phát hành là 30 ngày. Tuy nhiên, ngày hiệu lực cuối cùng của thư bảo lãnh trùng với ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ. Vậy thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của OceanBank có chấm dứt vào ngày nghỉ, ngày lễ đó không?

Câu 17: Khách hàng là Công ty ABC thế chấp một Quyền sử dụng đất để vay mua một chiếc xe ô tô; nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là cho thuê xe du lịch. Sau đó, công ty ABC lại phát sinh nhu cầu vay một món ngắn hạn nữa tại ngân hàng; và muốn dùng chiếc xe ô tô này làm tài sản bảo đảm cho món vay tiếp theo. Vậy chiếc xe ô tô này có được sử dụng để thế chấp tiếp cho món vay mới không? Cần phải chú ý điều gì trong trường hợp này?

Câu 18: Ông A là chủ sở hữu căn hộ chung cư X; hiện nay ông A đang chịu hình phạt tù trong trại giam. Vậy ông A có được dùng tài sản là căn hộ chung cư X thế chấp ngân hàng để bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn của bà B hay không?

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn vị trí Pháp chế Ngân hàng năm 2020 mới nhất. Hy vọng bạn đã có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng và tốt nhất cho buổi phỏng vấn sắp tới.

Chia sẻ bài viết

câu hỏi phỏng vấn ngân hàng Câu hỏi phỏng vấn pháp chế câu hỏi phỏng vấn Pháp chế Ngân hàng Pháp chế Ngân hàng

Khóa Học Tương Tự

Xem Các Khóa Học Khác >
Thu Gọn Các Khóa Học <

Bài Viết Liên Quan

Phân Tích Các Khoản Mục Trong Tài Chính Doanh Nghiệp Đọc Tiếp
UB Academy thông báo tuyển dụng Nhân sự các vị trí năm 2018 Đọc Tiếp

ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN

Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.