Khi viết CV, các thông tin trên CV phải rõ ràng mạch lạc. Kể cả những thông tin có tích chất tham khảo như: sở thích, kế hoạch, mục tiêu nghề nghiệp… Cách trình bày bố cục văn bản cũng phải thể hiện “đẳng cấp” của người viết CV.
Trong CV, bạn khai mình có trình độ “master” về Word, Excel. Song, trong cách viết CV, bạn lại trình bày lộn xộn, kích thước chữ không đều, font chữ không nhất quán; bảng biểu không cân đối; định dạng chữ, số không thống nhất,…
Ngoài ra, một lời khuyên dành cho bạn đó là đừng ngần ngại chỉnh sửa lại bố cục bản CV mẫu nếu bạn thấy nó còn chưa đẹp mắt.
“Tips” quan trọng cho bạn khi viết mục này: đừng liệt kê những thông tin thừa vào thông tin cá nhân. Hãy chuẩn bị một lượng thông tin cá nhân vừa đủ bao gồm: tên, email, số điện thoại và mạng xã hội (ưu tiên LinkedIn). Một hình thức trình bày: rõ ràng, nhất quán và đơn giản sẽ dễ chiếm được thiện cảm ban đầu tốt của nhà tuyển dụng.
Nhấn mạnh mục tiêu nghề nghiệp để thu hút nhà tuyển dụng ngay trong những giây đầu đọc CV của bạn. Trình bày ngắn gọn, súc tích ước mơ nghề nghiệp, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn bạn muốn đạt được.
Nhiều bạn mới ra trường rất lúng túng khi điền thông tin vào mục “kinh nghiệm làm việc”. Tuy nhiên, hãy mạnh dạn điền các công việc các bạn đã làm, miễn sao nó giúp bạn có kinh nghiệm. Ví dụ như những thành tựu mà bạn đạt được khi tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu,… Nếu không có thông tin gì để điền, hãy xóa hẳn mục này khỏi CV chứ đừng để trống.
Tiếp theo, trong cách viết CV phổ thông, hãy liệt kê những mốc kinh nghiệm của bạn từ gần nhất đến xa nhất, ghi rõ vị trí công việc và những hoạt động bạn đã làm (Tên công ty – Vị trí làm việc – Giai đoạn làm việc, mô tả trách nhiệm chuyên môn..)
Mô tả những công việc chính một cách ngắn gọn, tránh ghi những công việc nhỏ nhặt sẽ gây nhàm chán cho người tuyển dụng. Nếu có thể hãy đưa ra minh chứng cụ thể hoặc số liệu xác thực thì sẽ ghi điểm rất cao trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, thu hút được bao nhiêu khách hàng, KPI hàng tháng ra sao… Với những công việc có khoảng thời gian làm việc quá ngắn (dưới 3 tháng) thì các bạn không nên ghi vào. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về khả năng nhảy việc của bạn.
Chú ý không liệt kê các thành tích đạt được khi học ở cấp phổ thông, vì đó là những thành tích đã quá cũ, không thể hiện được năng lực hiện tại của bạn nữa. Trái lại, điều đó còn có thể phần nào làm nhà tuyển dụng không đánh giá cao quá trình học đại học của bạn.
Một trường hợp nữa khiến các bạn lúng túng đó là thông tin về bằng cấp. Trong trường hợp nhà trường chưa cấp bằng, hãy ghi kết quả xếp loại dự kiến của bạn. Tiếp theo là mở ngoặc bên cạnh thêm 2 từ (dự kiến). Không ai người ta trách bạn nếu dự kiến của bạn sai. Ngược lại, họ sẽ hiểu rằng bạn là người làm việc có khoa học, biết tính toán kỹ lưỡng.
Điều này rất có lợi cho các bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao hơn nếu bạn có “người thân” làm trong ngành. Bởi, thời gian hội nhập với tổ chức sẽ được rút ngắn nếu có sự kèm cặp từ người thân. Hơn nữa, việc đối chiếu thông tin cũng giúp nhà tuyển dụng yên tâm hơn về bạn.
Liệt kê những kỹ năng hoặc công cụ mà bạn tự tin nhất và có liên quan đến công việc. Có thể liệt kê những kỹ năng bổ trợ làm việc chuyên nghiệp. Ví dụ: Microsoft Office, kĩ năng quản lý thời gian, giao tiếp, làm việc nhóm…Tránh việc liệt kê bừa bãi, chỉ liệt kê những kỹ năng bản thân thật sự có.
Đối với sinh viên mới ra trường, sự tự tin luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Tuy nhiên, “tự khen – tự chê” thế nào cũng là cả 1 nghệ thuật. Bạn cần nói thật khéo để đánh đúng yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Nếu không nó sẽ rất dễ phản tác dụng.
Ví Dụ: Bạn ứng tuyển vị trí kế toán viên giao dịch. Thông tin tuyển dụng được đăng như sau:
– Vị trí: GDV
– Số lượng: 01, làm việc tại HN …
– Yêu cầu: Cao 1m60, cân nặng 48kg, không nói ngọng, trung thực. Có khả năng giao tiếp tốt, chịu được áp lực công việc cao …..
Nếu bạn ghi: “Điểm mạnh là: trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng giao tiếp tốt. Điểm yếu là: Khả năng làm việc theo nhóm chưa tốt.” thì rất có lợi. Nó bám đúng vào các đặc tính mà ngân hàng kỳ vọng ở một cô Giao dịch viên.
Tuy nhiên, nếu bạn ghi: Điểm mạnh: có khả năng tư duy tốt, quyết đoán, thích các công việc năng động … Điểm yếu: Thẳng thắn, Nóng tính…… thì thật sự bất lợi với bạn. Khi đó, điểm yếu của bạn là cái tối kỵ của nhà tuyển dụng “nóng tính”. Còn điểm mạnh của bạn cũng sẽ không phù hợp với vị trí giao dịch viên “thích công việc năng động, giao tiếp nhiều…”
Tóm lại trong cách viết CV, hãy bám sát nội dung yêu cầu hoặc dựa vào những đức tính, tố chất cần có để đảm bảo thực hiện được các công việc trong phần “Mô tả công việc” của nhà tuyển dụng để tự đưa ra cho mình “đối sách” phù hợp.
Hiện nay,nhà tuyển dụng thường yêu cầu các bạn gửi CV qua mail. Ngoài ra còn quy định sẵn một định dạng về “Tiêu đề”mail. Các bạn cần lưu ý vấn đề này và nên áp dụng đúng một cách tuyệt đối. Bởi rất có thể CV của bạn sẽ bị loại vì phạm quy. Hãy thật cẩn thận để tránh mắc phải những sai sót nhỏ này bạn nhé!
Để tham khảo về cách viết cv nên chọn cv có sẵn hay tự viết, bạn tham khảo thêm bài viết này nhé.
Để tham khảo thêm thông tin, bạn có thể truy cập khoá học online về cách viết cv tại đây
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.