Mã số thuế doanh nghiệp là một trong những yếu tố sẽ sát cánh cùng công ty trong suốt quy trình hoạt động cũng như những thủ tục pháp lý khác. Rất nhiều người muốn tìm hiểu cách tra cứu mã số thuế nhưng vẫn chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết. Vì thế nên trong bài viết này UB Academy sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức về tra cứu mã số thuế dễ hiểu và chính xác nhất. Cùng tham khảo ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mã số thuế là một dãy số giúp nhận biết các cá nhân, đơn vị nộp thuế được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Trước khi tìm cách tra cứu mã số thuế UB Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ định nghĩa về mã số thuế. Bạn nên đọc và hiểu thật rõ định nghĩa và các kí tự trên mã số thuế để có thể nhận diện được chính xác.
Theo quy định tại điều 4, Thông tư 105/2020/TT-BTC về đăng ký Thuế quy định như sau: “Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc”.
Cấu trúc của mã số thuế: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13
Chú thích:
Tóm lại, có thể giải thích một cách dễ hiểu thì mã số thuế chính là một dãy số và chữ cái, kí tự do đơn vị quản lý thuế cấp cho người nộp thuế. Việc tạo, gửi và nhận mã số được thực hiện bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mã số thuế được xác định dựa trên Luật quản lý thuế của nhà nước.
Ý nghĩa của việc cấp mã số thuế là gì? Việc tìm cách xem hướng dẫn tra cứu mã số thuế giúp nhận biết, xác định từng cá nhân, đơn vị nộp thuế là ai. Và mã số thuế cũng giúp cho công tác quản lý trên toàn quốc được chặt chẽ hơn.
Theo quy định Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định mã số thuế của doanh nghiệp sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cũng theo nội dung trong nghị định thì mã số thuế của cá nhân, đơn vị này không được cấp cho các cá nhân và đơn vị khác.
Hiện nay, mã số thuế doanh nghiệp có 2 loại và quy định cấu trúc mã số thuế như sau:
Tìm hiểu về đặc điểm của MST để biết cách tra cứu mã số thuế chính xác
Tìm hiểu cách tra cứu mã số thuế bạn cần biết các đặc điểm của mã số thuế doanh nghiệp có những điểm cơ bản nào. Theo Điều 28 Luật quản lý thuế và Thông tư 95/2016/TT-BTC: Doanh nghiệp chỉ được sử dụng mã số thuế được cấp theo đúng tiêu chuẩn như sau:
Tham khảo nội dung hướng dẫn tra cứu mã số thuế
Nếu muốn tìm cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp thì đây chính là nội dung mà UB Academy muốn chia sẻ đến bạn. Có tổng cộng 3 cách tra cứu mã số thuế cá nhân, doanh nghiệp. Từng bước hướng dẫn tra cứu mã số thuế như sau, cùng áp dụng và thực hành ngay nhé:
Bước 1: Truy cập vào Website Thuế Việt Nam
Đường link truy cập: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Lựa chọn thông tin mã số thuế bạn muốn tra cứu. Gồm có 2 loại là Mã số thuế doanh nghiệp và Mã số thuế thu nhập cá nhân.
Bước 3: Nhập các yêu cầu theo form mẫu để được trả kết quả chính xác. Có thể nhập 1 trong 4 yêu cầu sau đây:
Sau khi nhập thông tin mã số cần tra cứu nhấn “Nhập Mã xác nhận” bắt đầu tra cứu thông tin mã số thuế mà mình cần tìm kiếm.
Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường link truy cập: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Tìm tùy chọn cá nhân trên giao diện trang web
Bước 3: Nhập các thông tin của người nộp thuế gồm Số chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Mã số thuế => Chọn “Tra cứu” và bắt đầu lọc tìm kết quả thông tin về tình hình đăng ký thuế của cá nhân, doanh nghiệp mà bạn muốn kiểm tra.
Nếu bạn muốn tra cứu trực tiếp trên trang web mã số thuế thì hãy thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế theo đường link: https://masothue.com/
Bước 2: Nhập mã số thuế, CMND, CCCD hoặc tên công ty để tra cứu kết quả
Bước 3: Chọn vào “Tra cứu” sẽ có kết quả hiển thị nội dung bạn cần tìm kiếm.
Cách tra cứu mã số thuế đã được UB Academy chia sẻ các thông tin cơ bản và chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng với những kiến thức này bạn có thể áp dụng thành công trong các thủ tục tra cứu mã số thuế, phục vụ cho các công tác hoàn thành hồ sơ, văn bản của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để tìm hiểu thêm và cập nhật những tin tức mới nhất về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nhé!
Thời gian thu học phí: Thứ 2 đến thứ 6 sáng từ 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h riêng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30. Trường hợp đóng học phí vào giờ khác, vui lòng gọi Hotline để được hỗ trợ trước khi đến văn phòng. Địa chỉ cụ thể như sau:
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Tầng 3 – Số 273 Đội Cấn – Phường Ngọc Hà – Ba Đình – TP. Hà Nội.
Hotline: 024.3999.2518 | Email: [email protected]
Cú pháp chuyển khoản “Họ và tên – Số điện thoại – NHCSXH – hình thức học” (viết không dấu) về tài khoản sau:
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Chuyên
Số tài khoản: 0011004290015
Ngân hàng Vietcombank Sở giao dịch
Bạn đăng ký chuyên đề Quan hệ khách hàng, học Online thì chuyển khoản học phí với nội dung ghi chú như sau: Nguyen Van A – 0984.090.xxx – NHCSXH
Bạn sẽ nhận được thông tin về khoá học sau khi thanh toán học phí thành công.