Có thể bạn sẽ quan tâm
Những điều cần biết về Thuế và Kho bạc 2024 - nên chọn đơn vị nào?
Giữa công chức Thuế và Kho bạc nhà nước nên lựa chọn đơn vị nào khi tin tuyển chồng tin tuyển và có khả năng thi cùng một thời điểm như hiện tại. Công việc và chế độ lương thưởng khác nhau ra sao và nên ôn tập như thế nào nếu thi cả 2?
- I. So sánh giữa Thuế và Kho bạc nhà nước
- II. Nên lựa chọn thi Thuế hay Kho bạc nhà nước?
- 1. Làm việc gần nhà?
- 2. Kiến thức nền sẵn có
- 3. Số lượng chỉ tiêu
- 4. Điểm trúng tuyển các năm trước
- 5. Độ khó môn thi Kiến thức chung
- 6. Độ khó môn thi Tiếng anh
- 7. Độ khó môn thi Nghiệp vụ chuyên ngành
- III. Bỏ túi bí kíp thi cả 2 đơn vị
- 1. Những điều cần làm
- 2. Lưu ý khi tự học
- 3. Lưu ý khi tham gia lớp luyện thi
- 4. Chuẩn bị tâm lý
Ngày 19/2/2024, Tổng cục Thuế và Kho bạc nhà nước chính thức thông báo kế hoạch tuyển dụng công chức 2024. Đây là đợt tuyển dụng cuối cùng còn áp dụng hình thức thi cũ trước khi chuyển sang kì thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Và cũng có thể là đợt tuyển dụng cuối trước khi dừng tuyển dụng cho đến năm 2026. Tuy nhiên, việc tin tuyển chồng tin tuyển khiến nhiều ứng viên băn khoăn về việc lựa chọn đơn vị nào phù hợp để ôn thi. Hoặc nếu cùng thi cả 2 đơn vị thì có cách nào để ôn tập cho hiệu quả không? Ở bài viết này UB Academy sẽ cùng phân tích cho bạn đọc sự khác nhau giữa Thuế và Kho bạc nhà nước, cũng như chia sẻ ngay "tips" ôn thi cả 2 đơn vị từ chính người trong nghề.
I. So sánh giữa Thuế và Kho bạc nhà nước
Thuế và Kho bạc nhà nước cùng có các điểm tương đồng, nhưng cũng có 1 số khác biệt mà ứng viên thường cân nhắc về công việc thực tế, lương thưởng mỗi đơn vị.
II. Nên lựa chọn thi Thuế hay Kho bạc nhà nước?
Để trả lời câu hỏi lựa chọn thi Thuế hay Kho bạc nhà nước, chắc hẳn ứng viên sẽ cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau, ai cũng sẽ có hoàn cảnh đặc thù riêng khó có thể áp dụng chung 1 câu trả lời. Dựa trên kinh nghiệm từ học viên đang công tác tại đơn vị công chức, các bạn ứng viên có thể cân nhắc các yếu tố sau đây:
1. Làm việc gần nhà?
Đối với cơ quan nhà nước, khi tuyển dụng thường chỉ có chỉ tiêu chung cả tỉnh mà không phân biệt rõ làm việc ở chi cục nào. Điều này chỉ được phân sau khi ứng viên đã thi đậu, được hiểu rằng ứng viên sẽ không được biết trước địa điểm làm việc. Cũng có những trường hợp sau khi trúng tuyển được phân đi xa nhà dẫn đến cán bộ mới không nhận việc hoặc bỏ việc sau 1 thời gian ngắn. Nếu bạn là người có gia đình, con nhỏ, khó đi xa nhà, thì đây là yếu tố cần cân nhắc.
2. Kiến thức nền sẵn có
Thi công chức là 1 kì thi nặng tính lí thuyết và pháp luật, điều này thể hiện trong nội dung hầu hết là các văn bản, thông tư, nghị định về luật liên quan. Bởi cán bộ công chức yêu cầu làm theo quy định pháp luật hành chính chuẩn chỉ. Tuy nhiên giữa Thuế và Kho bạc có sự khác nhau về nghiệp vụ chuyên ngành. Nếu ứng viên có sẵn kiến thức về thuế, có thể bạn sẽ ôn tập thuế nhanh hơn so với kho bạc.
3. Số lượng chỉ tiêu
Dù ít dù nhiều số lượng chỉ tiêu cũng là yếu tố khiến nhiều ứng viên đắn đo khi ứng tuyển. Lẽ thông thường, chỉ tiêu nhiều, cơ hội có thể sẽ tốt hơn ở 1 góc độ nào đó. Tuy vậy, dù ít dù nhiều ứng viên cũng cần nằm trong top chỉ tiêu mới có khả năng trúng tuyển dù bất kể tỉ lệ chọi là bao nhiêu. Điều này đòi hỏi mỗi ứng viên cần cố gắng hết sức có thể để đạt mức điểm có khả năng cạnh tranh.
4. Điểm trúng tuyển các năm trước
Lịch sử cho thấy điểm trúng tuyển các năm trước mặt bằng chung Kho bạc cao hơn Thuế khá nhiều. Thông thường điểm trúng tuyển trung bình của Kho bạc từ 7x trở lên, 1 số tỉnh xuất sắc điểm trúng tuyển lên đến 9x. Đối với Thuế, điểm trúng tuyển thấp hơn, nhiều tỉnh chỉ cần qua điểm sàn vòng 2 (50đ) là có khả năng trúng tuyển, cũng có những tỉnh điểm trúng tuyển cao nhưng số lượng không nhiều như Kho bạc nhà nước.
5. Độ khó môn thi Kiến thức chung
Mặc dù vòng 1 chỉ cần cần đạt mức tối thiểu 50% là qua, nhưng mức độ khó vòng này của Thuế được đánh giá là cao hơn Kho bạc nhà nước, có khả năng ra nhiều văn bản lạ, không có danh mục cụ thể. Trong khi đó tỉ lệ này ở Kho bạc nhà nước hiếm gặp hơn.
6. Độ khó môn thi Tiếng anh
Đối với Thuế, bài thi Tiếng anh có độ khó từ bậc 2-3. Còn Kho bạc nhà nước dễ hơn, từ bậc 2 trở xuống.
7. Độ khó môn thi Nghiệp vụ chuyên ngành
-
Đối với Thuế:
- Thiên về học hiểu và tính toán, có học thuộc, phạm vi kiến thức rộng, đa dạng
- Biết vận dụng lý thuyết để xử lý tình huống và Bài tập
- Dễ gỡ được điểm ở phần bài tập, bù lại cho lý thuyết
-
Đối với Kho bạc
- Thiên về học thuộc, phạm vi kiến thức hẹp
- Có câu hỏi suy luận
III. Bỏ túi bí kíp thi cả 2 đơn vị
1. Những điều cần làm
Nộp hồ sơ cả 2 Thuế và Kho bạc
-
Học danh mục văn bản Kiến thức chung của Thuế (sẽ bao gồm cả phạm vi kiến thức của KBNN; KBNN cần học thêm Cơ cấu tổ chức của KBNN)
-
Mảng kiến thức cần học
+ Tiếng anh: Lớp ôn tập tiếng anh bậc 3
+ Kiến thức chung: Thuế
+ Chuyên ngành Thuế
+ Chuyên ngành Kho bạc
-
Môn chuyên ngành nào có nền tảng kiến thức từ trước nên ưu tiên tập trung ôn tập chắc chắn
-
Bên nào ra thông báo trước thì tập trung chuyên ngành bên đó trước
2. Lưu ý khi tự học
Tự học là 1 hình thức rất nhiều ứng viên lựa chọn, đặc biệt là các ứng viên đã tham gia kì thi các năm trước, hoặc khó đáp ứng được điều kiện của các chương trình ôn tập bên ngoài. Đối với việc tự học, các bạn lưu ý cần có kế hoạch học tập cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch đã đề ra
Cách 1: Tập trung vào Ngành mình ưu tiên trước, ngành còn lại là phương án dự phòng
Cách 2: Học đồng thời cả 2 môn chuyên ngành - học xen kẽ và linh hoạt thay đổi thời gian học theo thông báo thi tuyển các đơn vị
3. Lưu ý khi tham gia lớp luyện thi
Bên cạnh việc tự ôn, các lớp luyện thi cũng là lựa chọn tốt nhất đối với ứng viên không có nhiều thời gian ôn tập cần được hệ thống kiến thức trọng tâm, chọn lọc để chỉ tập trung vào ôn thi. Hay những ứng viên hoang mang về cách thức học Luật sao hiệu quả, hoặc cần được chỉ mẹo để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc học chiếm 60% ở chương trình đào tạo thì 40% còn lại là ở sự cố gắng của ứng viên để đạt được mục tiêu cuối cùng. Cùng nhớ kĩ những lưu ý sau:
-
Tuân thủ đúng thời khóa biểu của lớp luyện thi, cố gắng vắng ít nhất có thể, nếu vắng cần bố trí xem lại video giảng bài sớm nhất có thể
-
Chọn lớp học sao cho lịch các buổi không bị trùng nhau
-
Cố gắng tham gia đúng giờ, để không bỏ sót nội dung kiến thức phía trước => Gây khó hiểu bài, khó nhớ, khó vận dụng => Giảm hiệu quả học tập
-
Tương tác nhiều với Giảng viên
-
Chuẩn bị kỹ bài trước buổi học, ngay sau buổi học cần xem lại nội dung kiến thức đã học trong buổi hôm đó và làm bài tập vận dụng mà giảng viên giao
4. Chuẩn bị tâm lý
Kỳ thi công chức chưa bao giờ là dễ với bất kì ứng viên nào, bởi tỉ lệ chọi cao và kiến thức Luật khá khó nhai, đi kèm với áp lực về cơm áo gạo tiền duy trì công việc hiện tại. Vì vậy, ứng viên cần thật sự chăm chỉ và quyết tâm.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ từ phía gia đình cũng rất quan trọng, làm nền tảng vững chắc về tinh thần, yên tâm tập trung hết sức mình cho kì thi.
Và nếu các bạn có tham gia các lớp luyện thi, hãy vững tâm ôn tập và làm theo hướng dẫn của giảng viên cũng như chương trình học. Hạn chế lướt các diễn đàn hội nhóm khác, dễ có các thông tin "tung hoả mù" làm ảnh hưởng đến tâm lí và hiệu quả cuối cùng.
Hi vọng những tips trên đây sẽ giúp các bạn có được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và kế hoạch tốt nhất để đạt mục tiêu.
UB Academy đồng hành cùng ứng viên trên con đường sự nghiệp mơ ước.
Để có thể ôn luyện đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo Chương trình Luyện thi công chức do UB Academy trực tiếp tổ chức.
Kết thúc khoá học, học viên sẽ đạt được điều gì?
-
Nắm vững kiến thức thi, đảm bảo 100% ứng viên vượt qua Vòng 1 và điểm số cạnh tranh ở Vòng 2
-
Luyện đề bám sát đề thi thực tế, luyện những bộ đề CHẮC CHẮN SẼ GẶP trong kỳ thi;
-
Vượt qua được mức điểm liệt;
Đăng ký tư vấn để UB Academy có thể tư vấn và xây dựng lộ trình học tập phù hợp với bạn nhất! Cho dù bạn là ai, người mất gốc hay sinh viên chưa có kinh nghiệm, người đi làm nhiều năm quên hết kiến thức!