Có thể bạn sẽ quan tâm
Hệ thống kiến thức trọng tâm vòng thi Nghiệp vụ Agribank
Vòng thi Nghiệp vụ ngân hàng Agribank có phạm vi kiến thức lý thuyết rộng và nhiều dạng bài tập khiến nhiều ứng viên gặp khó khăn trong việc chọn lọc ra các nội dung trọng tâm để ôn tập tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất. Hãy cùng UB Academy điểm qua Kết cấu đề thi vòng thi Nghiệp vụ và Hệ thống kiến thức thi Agribank!
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KÌ THI AGRIBANK
Ứng viên cần nẳm rõ phong cách tổ chức thi tuyển của ngân hàng Agribank để lên kế hoạch thời gian và sắp xếp công việc để ôn thi. Kì thi Agribank có 03 vòng thi: vòng sơ loại hồ sơ vòng thi tuyển nghiệp vụ, vòng phỏng vấn.
-
Vòng sơ loại hồ sơ: Thời gian đầu tổ chức thi tuyển tập trung, Agribank loại hồ sơ rất nhiều và không cho phép ứng viên xin nợ bổ sung hồ sơ. Nhưng những năm gần đây, mức độ cởi mở của Agribank cao hơn khi chấp nhận sinh viên chưa có bằng tốt nghiệp và có thể xin bổ sung hồ sơ. Ứng viên chỉ cần đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của Agribank thì có thể tự tin 90% đậu hồ sơ.
Đối với các bạn ứng viên được UB Academy hỗ trợ sửa hồ sơ, tỉ lệ đậu hồ sơ lên đến 100%.
-
Vòng thi Nghiệp vụ: Đây là vòng thị được nhiều bạn cho khó nhất. Tuy nhiên, so sánh giữa các ngân hàng Big4, vòng thi Nghiệp vụ của Vietcombank mới là khó nhất vì phạm vi nội dung kiến thức rất rộng và đòi hỏi ứng viên phải nắm nhiều kiến thức.
Trong khi đó, phạm vi nội dung thi Nghiệp vụ của Agribank tập trung hơn và đòi hỏi ứng viên cần học chuyên sâu.
Ví dụ: Vị trí Cán bộ tín dụng của Agribank cần học chắc và nắm rõ hai nội dung liên quan đến nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp. Ví dụ Vị trí Giao dịch viên, Kế toán thì cần nắm một số quy định chung về văn bản pháp lý, bảo hiểm ngân hàng và kế toán ngân hàng. Ứng viên không cần học phạm vi rộng mà cần phải biết sâu, biết kĩ và nắm bắt được vấn đề của từng nội dung. Nếu so sánh giữa Agribank và Vietcombank, đề thi Nghiệp vụ của Agribank vẫn dễ hơn!
>> Nhận ngay Nội dung trọng tâm ôn thi Nghiệp vụ Agribank do UB Academy biên soạn
-
Vòng thi Phỏng vấn: Ứng viên được kiểm tra về kiến thức nghiệp vụ, lịch sử và cơ cấu tổ chức của Agribank hội sở và Agribank chi nhánh, kiến thức xã hội ở phạm vi rộng.
Trong cách thức tổ chức kì thi của Agribank thì vòng 2 và vòng 3 rất gần nhau.
Trong lịch sử thi tuyển của Agribank, có những đợt sáng thi nghiệp vụ, chiều thi phỏng vấn, hoặc xa hơn thì sau đó 1-2 ngày. Vậy nên, khi ôn tập, ứng viên cần ôn tập và chuẩn bị một lúc cả hai vòng. Cách thức tổ chức này gây không ít khó khăn đối với các ứng viên, tương đương yêu cầu ứng viên gấp đôi kiến thức và nỗ lực ôn tập.
2. KẾT CẤU ĐỀ VÒNG THI NGHIỆP VỤ
Trọng số tính điểm vòng thi nghiệp vụ: 60% điểm thi nghiệp vụ + 40% điểm Phỏng vấn
Ứng viên đã có kinh nghiệm, sẽ có lợi thế ở vòng Phỏng vấn nhưng lại gặp khó khăn trong thi Nghiệp vụ. Thi tuyển đầu vào ở các ngân hàng thương mại rất khác so với khi làm thực tế.
Ví dụ thực tế một bạn học viên của UB với 05 năm kinh nghiệm chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp ở một tổ chức tín dụng vẫn chưa nắm được các nhóm tài chính doanh nghiệp để đánh giá về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp. Khi bạn ấy xử lý những phần báo cáo đề xuất tín dụng, bạn nhập trên những hệ thống phần mềm nội bộ của ngân hàng để tính ra những chỉ số và phân tích dựa trên chỉ số đó. Nhưng thực tế khi thi, ứng viên cần phải nắm công thức để tự tính và biết ý nghĩa công thức và các yếu tố trên tử số mẫu số.
Ngược lại, các bạn vừa ra trường có thể đạt điểm thi nghiệp vụ cao hơn nhưng không có kinh nghiệm để giải quyết các tình huống trong vòng thi Phỏng vấn. Vì vậy, mức độ cạnh tranh của hai nhóm ứng viên là tương đương nhau.
Kết cấu đề thi tuyển của Agribank không giống nhau giữa tất cả các đợt.
Một số đợt thi tuyển Agribank có 02 kết cấu đề thi cơ bản như sau:
Kết cấu 1: Thang điểm 10
-
4-8 câu trắc nghiệm ABCD (không giải thích), 0,25đ/câu
-
2-4 câu tự luận Đúng/Sai (có giải thích), 1đ/câu
-
2 bài tập tự luận, 2đ/câu
Kết cấu 2: Thang điểm 100 (được áp dụng trong đợt 1/2023)
Tổng số câu: 20 câu
-
15 câu trắc nghiệm ABCD (không giải thích)
-
Câu tự luận Đ/S (giải thích)
-
2 bài tập tự luận
Đối với 2 bài tập tự luận, nếu thi tuyển vị trí kế toán thì số lượng câu hỏi ở bài tập tự luận có thể sẽ nhiều hơn và liên quan đến các bài tập định khoản. Agribank thường chia vào các bài tập lớn hoặc tách riêng bài tập thành nhiều ý. Tuy nhiên UB Academy có thể chắc chắn rằng đề thi Agribank có 03 dạng là trắc nghiệm ABCD, dạng đúng sai và dạng bài tập tự luận, còn số lượng câu hỏi và trọng số điểm thì tuỳ từng đợt.
Trong một số đợt thi tuyển gần đây, ngoài kết cấu nói trên thì có thêm phần câu hỏi liên hệ thực tế để đánh giá khả năng tư duy ứng biến và liên hệ thức tế của ứng viên.
Ví dụ: Vị trí tín dụng có một số câu hỏi thực tế liên quan tìm kiếm khách hàng, vị trí giao dịch viên kế toán thì liên quan đến xử lý tình huống giao dịch.
>> Nhận ngay Nội dung trọng tâm ôn thi Nghiệp vụ Agribank do UB Academy biên soạn
Thời gian thi tuyển là 120 phút cho cả hai kết cấu.
Đề thi Agribank có sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, giữa lý thuyết và bài tập. Đây là yếu tố rất khác biệt của Agribank.
Trong khi đó, đề thi ngân hàng BIDV và Vietcombank chỉ có trắc nghiệm lý thuyết và bài tập. Với hình thức thi này, Agribank đòi hỏi ứng viên phải làm đúng lý thuyết trắc nghiệm ABCD, vừa phải biết giải thích ở các câu hỏi Đúng sai và trình bày đúng nội dung ở phần bài tập tự luận.
3. HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG THI AGRIBANK
3.1 Pháp lý Ngân hàng
Tất cả các vị trí thi tuyển từ Pháp chế, Ngân quỹ, Tín dụng kế toán đều cần phải học về Pháp lý Ngân hàng. Nội dung này có thể xuất hiện trong phần trắc nghiệm ABCD, đúng sai hoặc câu hỏi liên hệ. Các phần bài tập thì không xuất hiện nhiều ở phần nội dung Pháp lý Ngân hàng. 04 văn bản quan trọng ứng viên cần phải biết gồm:
-
Luật Tổ chức tín dụng: Quy định chung về hoạt động của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
-
Quản lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một văn bản bắt buộc phải nắm là Thông tư số 11/2021/TT-NHNN có liên quan đến quy định về phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Từ năm 2020, đối với thông tư này, Nhà nước mỗi năm ban hành văn bản có liên quan đến cơ cấu nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ. Dự đoán rằng các đợt thi tuyển sắp tới thì cũng yêu cầu ứng viên nắm bắt thông tin về cơ cấu nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ.
-
Hoạt động cho vay. 03 văn bản cần phải biết: Thông tư 34/2016/TT-NHNN, Thông tư 06/2023/TT-NHNN, Thông tư 10/2023/TT-NHNN. 90% khi đi phỏng vấn sẽ được hỏi các câu liên quan đến cho vay, bao gồm các câu hỏi về lý thuyết hoặc liên hệ thực tế. Trong phần thi Nghiệp vụ, các văn bản này có thể chuyển thể để đưa vào các câu hỏi trắc nghiệm ABCD, đúng sai và cả câu hỏi liên hệ thực tế. Vì vậy, ứng viên cần phải ôn tập một điểm kiến thức có sự liên hệ với nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Đặc biệt, thông tư 06/2023/TT-NHNN và thông tư 10/2023/TT-NHNN là hai thông tư mà xã hội rất quan tâm, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Thông tư 06/2023/TT-NHNN là thông tư mới nhưng tạo ra xung đột lợi ích với một số ngành nghề. Vậy nên nhà nước phải ban hành thông tư số 10 để hoãn thời hạn thi thành thông tư 06/2023/TT-NHNN. Đây là nội dung tiềm năng để ngân hàng hỏi ứng viên trong phần thi phỏng vấn.
-
Quy trình cấp tín dụng: Quy định chung về hoạt động cấp tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Nội dung này vị trí Kế toán, Pháp chế và Ngân quỹ cần nên học.
3.2 Nghiệp vụ Tín dụng
Nội dung lý thuyết gồm
-
Quản lý Tài sản đảm bảo: Luật Dân sự 2015, Nghị định 21/2021/ND-CP, Nghị định 102/2017/ND-CP. Đối với các văn bản Luật, nhiều ứng viên gặp khó khăn trong việc học và nhớ hết các nội dung vì không có background từ chuyên ngành Luật. Tuy nhiên, ứng viên cần biết cách học và chọn lọc học đúng trọng tâm những điểm nội dung trong văn bản Luật từ góc độ tiếp cận tài chính ngân hàng. Những vị trí Kế toán và Ngân Quỹ có thể không cần học đến nội dung này.
Đặc biệt với những bạn thi vị trí Tín dụng thì bắt buộc nắm bắt được các văn bản Quản lý Tài sản đảm bảo vì Agribank rất thích các câu hỏi đúng sai và liên hệ thực tế ở nội dung này.
-
Bảo lãnh: Thông tư 11/2022/TT-NHNN. Đây là hoạt động rất phổ biến và kiến thức của hoạt động bảo lãnh này được sử dụng cho vị trí Cán bộ Tín dụng, một phần cho vị trí Kế toán và các vị trí Pháp chế.
Nội dung bài tập gồm
-
Bài tập tính lãi vay: Phương pháp lãi đơn, Phương pháp hiện giả, Phương pháp gộp
-
Bài tập cho vay từng lần: Xác định thời gian vay vốn, Xác định mức cho vay phù hợp. Đây là dạng bài tập thường xuyên ra thi của ngân hàng Agribank. Dạng bài tập này được đánh giá là khó và dễ nhầm nếu ứng viên không nắm chắt kiến thức.
-
Bài tập cho vay hạn mức: Xác định hạn mức tín dụng phù hợp. Ví dụ một doanh nghiệp đến xin cấp hạn mức để bổ sung vốn lưu động thì giá trị hạn mức cấp là bao nhiêu?
-
Bài tập chiết khấu: Bài tập chiết khấu giấy tờ có giá trị và công cụ chuyển nhượng. Trong giai đoạn trước đây, Agribank rất hay hỏi dạng bài tập này nhưng những năm gần đây thì ít ra thi. Đây là dạng bài tập không khó nhưng dễ nhầm.
Đây là những nội dung các dạng bài tập dành riêng cho vị trí Cán bộ Tín dụng, các ứng viên bắt buộc phải làm được 04 dạng bài tập này
3.3 Nghiệp vụ Tài chính Doanh nghiệp
Nội dung này tập trung chủ yếu với vị trí Cán bộ Tín dụng. Còn Các bộ Kế toán, Ngân Quỹ, Pháp chế có thể không cần dành nhiều thời gian học ở phần này. 05 phần nội dung lý thuyết gồm:
-
Bảng cân đối kế toán
-
Báo cáo kết quả kinh doanh
-
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nội dung này ít thi)
-
Chỉ số tài chính (nội dung thường xuyên thi, được ra cả trong phần lý thuyết và bài tập)
-
Thẩm định dự án đầu tư
Ngoài các nội dung lý thuyết Tài chính Doanh nghiệp này, ứng viên cần học thêm 03 dạng bài tập:
-
Bài tập Quy đổi dòng tiền: Lãi suất chiết khẩu, Dòng tiền đều
-
Bài tập Chỉ số dự án: NPV, IR, Thời gian hoàn vốn
-
Bài tập lớn: Đánh giá tính khả thi dự án
>> Nhận ngay Nội dung trọng tâm ôn thi Nghiệp vụ Agribank do UB Academy biên soạn
3.4 Nghiệp vụ Kế toán
Nội dung này chỉ dành riêng cho vị trí Kế toán, Ngân quỹ, Giao dịch viên còn các vị trí khác không cần nhiều thời gian học ở phần này. 06 nền tảng nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng mà ứng viên cần học, trong đó phần nội dung quan trọng nhất cần ưu tiên là Huy động vốn, Thanh toán, Tài sản cố định và Cho vay.
-
Huy động vốn: Nghiệp vụ tiền gửi, Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá
-
Thanh toán: Nghiệp vụ ngân quỹ, Thanh toán không dùng tiền mặt, Phương thức thanh toán vốn
-
Tài sản cố định: Nghiệp vụ quản lý Tài sản cố định, Nghiệp vụ quản lý Công cụ dụng cụ
-
Cho vay: Nghiệp vụ cho vay từng lần, Nghiệp vụ cho vay thấu chi, Nghiệp vụ cho vay hợp vốn, Xử lý nợ quá hạn
-
Mua bán ngoại tệ: Nghiệp vụ mua bán ngoại tê, Nghiệp vụ đánh giá ngoại tệ cuối ngày
-
Báo cáo kết quả kinh doanh: Quản lý Doanh thu - Chi Phí
06 kiến thức này được lồng ghép vào vừa lý thuyết vừa bài tập.
4. ÔN THI VÒNG THI NGHIỆP VỤ AGRIBANK
Với phạm vi kiến thức lý thuyết rộng và nhiều dạng bài tập như trên, nhiều ứng viên gặp khó khăn trong việc chọn lọc ra các nội dung trọng tâm để ôn tập tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất. Nhận thức được điều này, UB Academy không ngừng cải tiến để tạo ra giáo án và lộ trình học sao cho học viên có thể học có chọn lọc và ghi nhớ dễ dàng nhất. Vì vậy, chúng tôi đã phát triển khoá học Luyện thi Ngân hàng dựa trên phương pháp 3Ts: Hiểu - Ghi nhớ - Vận dụng, đồng thời tuân theo tiêu chí Vững nghiệp vụ - Hiểu thực tế - Làm hiệu quả. Khoá học này đã được thiết kế để hệ thống hóa kiến thức và cung cấp nhiều phương thức học đa dạng, giúp học viên nắm vững các đơn vị kiến thức quan trọng và tự tin áp dụng trong kỳ thi.
Chuyên đề 1: E-learning kiến thức Ngân hàng nền tảng giúp học viên hệ thống hoá kiến thức trọng tâm cần học ở phần Hiểu biết chung, Pháp lý ngân hàng, Nghiệp vụ Tín dụng, Tài chính doanh nghiệp, Kinh tế học và các kiến thức bổ trợ khác.
Chuyên đề 2: Học tương tác tích luỹ kinh nghiệm cùng chuyên gia với các chuyên đề hàng tuần cung cấp kinh nghiệm thực tế của giảng viên ở cấp quản lý của ngân hàng, giúp học viên tự tin trả lời những câu hỏi thực tế trong vòng phỏng vấn và thích nghi tốt hơn trong công việc sau này. Các chủ đề tiêu biểu Hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng, Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, Quản trị rủi ro nghề nghiệp, Xây dựng kế hoạch công việc (KPI và các nỗi sợ hãi), Hoà nhập văn hoá (xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp),... Đặc biệt, cập nhật mới nhất các xu hướng phát triển trong tương lai cả về văn hoá và sản phẩm.
Chuyên đề 3: Tăng tốc về đích cùng Ngân hàng mục tiêu. Nội dung được xây dựng dựa trên đặc thù đề thi của mỗi ngân hàng và phần luyện đề dựa trên tỉ trọng kiến thức quy định bởi ngân hàng đó nhằm tối ưu kết quả thi tuyển cho ứng viên. Bên cạnh đó, tăng cường các buổi rèn luyện phỏng vấn với chuyên gia giúp ứng viên tự tin giải quyết tình huống trong vòng phỏng vấn.