Có thể bạn sẽ quan tâm
Review nhanh những câu hỏi phỏng vấn VietinBank của từng vị trí ứng tuyển.
Trong bài viết này, các bạn sẽ tham khảo được review chi tiết các câu hỏi phỏng vấn VietinBank của các vị trí như vị trí Quan hệ khách hàng bán lẻ, Giao dịch viên và Quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
A. Ví trí giao dịch viên
1. Hội đồng phỏng vấn
1.1 Hôi đồng phỏng vấn gồm offline lẫn online: offline là anh chị ở Chi nhánh, online là 2 chị ở Hội sở.
1.2 Hội đồng rất thân thiện, vui vẻ và chuyên nghiệp
2. Câu hỏi phỏng vấn
-
Giới thiệu bản thân của mình
-
Điểm mạnh, điểm yếu, quá trình làm việc trước đó?
-
Tại sao lại nghỉ công việc cũ?
-
Sau khi nghỉ rồi thì em làm việc gì?
-
Công việc mới của em như thế nào?
-
Ở công việc mới em làm như thế nào để thu hút khách hàng?
-
Kể lại quá trình từ lúc mới bắt đầu đến lúc phát triển em đã làm như thế nào?
-
Em làm như thé nào để xây dựng thương hiệu cá nhân với khách hàng?
-
Em đã từng gặp rủi ro gì trong quá trình làm GDV? Cách xử lý?
-
Có bao giờ em làm phật lòng khách hàng không? Cách em xử lý như thế nào?
-
Em có đồng ý luân chuyển nếu trúng tuyển không?
-
Tại sao em lại chọn Chi nhánh ... để nộp hồ sơ?
-
Câu hỏi về gia đình, dự định tương lai cá nhân em.
-
Nếu giao chỉ tiêu em làm thế nào để hoàn thành?
-
Em nghĩ ngân hàng Vietinbank cần dè chừng ngân hàng nào?
-
Sản phẩm chủ đạo của Vietinbank là gì?
-
Tác nhân nào gây ra rủi ro ở vị trí của em?
B. Ví trí quan hệ khách hàng bán lẻ
1. Hội đồng phỏng vấn
1.1: Hội đồng phỏng vấn bao gồm: 3 chị trên Hội sở online trên màn hình, 1 anh Phó Giám đốc Chi nhánh và 1 chị thư kí.
2. Câu hỏi phỏng vấn
Đối với ứng viên có kinh nghiệm:
-
Lời khuyên của mình là nên trả lời nhanh, gọn và đúng trọng tâm. Tốc độ hỏi rất nhanh nên phải phản xạ rất nhanh để trả lời sao cho ngắn mà vẫn đủ ý muốn nói. Nếu trả lời kiểu dẫn dắt, rườm rà sẽ bị tỏ thái độ kiểu "ok, stop", "ok, bỏ qua".
-
Mình từng làm 2 năm sale bất động sản nên hỏi mình những câu hỏi kiểu như: "Em bán ở đâu, các dự án nào, em nói về dự án em đánh mạnh đi, em tìm kiếm khách hàng thế nào, em nói cho chị biết các điểm khác biệt lớn nhất giữa bán 1 cái nhà và 1 sản phẩm cho vay". Mình bảo khác ở nghiệp vụ ví dụ như thẩm định tín dụng, thì được hỏi thẩm định có tác dụng gì.
-
Đến Phó Giám đốc CN thì anh ấy bảo anh chỉ hỏi em 1 câu thôi: "Các sản phẩm bán lẻ mà ngân hàng đang triển khai là gì?". Mình kể 1 loạt xong mình bảo thời buổi dịch bệnh nọ kia, và định hướng của Vietinbank cũng là dẫn đầu về nền tảng công nghệ nên ngân hàng số cũng là 1 sản phẩm nổi bật không thể bỏ qua.
-
Nói đến đây thì Hội sở hỏi thế em đã dùng sản phẩm ngân hàng số nào. Chị hỏi tiếp "Tại sao em không ứng tuyển GDV để tiếp cận hiểu sản phẩm hơn mà tuyển QHKHBL?" Đây là câu hỏi cuối cùng sau đó Hội đồng cảm ơn bảo về chờ kết quả.
Còn đối với ứng viên là sinh viên mới ra trường:
-
Giới thiệu bản thân
-
Điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, hoạt động lúc đi học
-
Đi thực tập thì em làm gì ở đó?
-
Em hiểu gì về vị trí mình đang ứng tuyển, cần kĩ năng gì? Và em chuẩn bị như thế nào?
-
Em tìm kiếm khách hàng như thế nào? Khu vực xa gần Chi nhánh thì em tìm kiếm ra sao?
-
Sản phẩm Vietinbank là gì?
-
Em có quen ai làm ngân hàng mà xin vào thực tập không?
-
Nghiệp vụ thì hỏi giấy tờ cần thiết khi khách vay thế chấp.
C. Ví trí quan hệ khách hàng doanh nghiệp
1. Câu hỏi phỏng vấn
-
Giới thiệu bản thân
-
Đầu tiên 2 chị ở Hội sở hỏi trước: Em làm ở công ty A nhiều năm, tại sao lại muốn chuyển sang vị trí này ở Ngân hàng?
-
Nếu vào VTB, em có thể bán được những sản phẩm gì cho công ty cũ của mình không?
-
Mức lương mong muốn?
-
Em định hướng bán sản phẩm cho vay cho công ty cũ, nhưng nếu công ty không có nhu cầu vay thì sao?
-
Em hiểu thế nào về công việc của 1 chuyên viên QHKH?
-
Thẩm định cho vay gồm các công việc gì?
-
Vừa em có nhắc đến thẩm định dự án, dựa vào những tiêu chí nào để thẩm định dự án?
-
Vietinbank có những sản phẩm doanh nghiệp nào?
-
Trong thời gian dịch bệnh như thế này, các doanh nghiệp đều khó khăn, em làm thế nào để bán các sản phẩm của Ngân hàng?
-
Em thi vị trí QHKHDN, Ngân hàng yêu cầu em bán sản phẩm cá nhân em có bán không? Bán như thế nào?
-
Những yếu tố cần có của 1 chuyên viên QHKH?
UB Academy thiết kế khoá học Luyện thi Ngân hàng theo phương pháp 3Ts tối ưu đáp ứng các cấp độ tư duy: Hiểu - Ghi nhớ - Vận dụng, dựa trên các tiêu chí Vững nghiệp vụ - Hiểu thực tế - Làm hiệu quả. Khoá học hệ thống hoá kiến thức và đa dạng hình thức học giúp bạn nắm rõ các đơn vị kiến thức quan trọng và tự tin áp dụng trong kì thi.
Chuyên đề 1: E-learning kiến thức Ngân hàng nền tảng giúp học viên hệ thống hoá kiến thức trọng tâm cần học ở phần Hiểu biết chung, Pháp lý ngân hàng, Nghiệp vụ Tín dụng, Tài chính doanh nghiệp, Kinh tế học và các kiến thức bổ trợ khác.
Chuyên đề 2: Học tương tác tích luỹ kinh nghiệm cùng chuyên gia với các chuyên đề hàng tuần cung cấp kinh nghiệm thực tế của giảng viên ở cấp quản lý của ngân hàng, giúp học viên tự tin trả lời những câu hỏi thực tế trong vòng phỏng vấn và thích nghi tốt hơn trong công việc sau này. Các chủ đề tiêu biểu Hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng, Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, Quản trị rủi ro nghề nghiệp, Xây dựng kế hoạch công việc (KPI và các nỗi sợ hãi), Hoà nhập văn hoá (xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp),... Đặc biệt, cập nhật mới nhất các xu hướng phát triển trong tương lai cả về văn hoá và sản phẩm.
Chuyên đề 3: Tăng tốc về đích cùng Ngân hàng mục tiêu. Nội dung được xây dựng dựa trên đặc thù đề thi của mỗi ngân hàng và phần luyện đề dựa trên tỉ trọng kiến thức quy định bởi ngân hàng đó. Đối với ngân hàng Vietibank, phần thi tư duy logic là một trong những phần thi khá đao đầu đối với ứng viên . Vì vậy trong chuyên đề 3, UB Academy đã tổng hợp tất cả các câu hỏi hóc búa về phần thi logic này của Vietinbank cho bạn và tạo cơ hội để bạn thực hành thông qua các đề thi tham khảo có điểm kiến thức đó.